Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Thủy Sinh Asin: Công Dụng Vài Lá Cây Cho Hồ Cá Tép Thủy Sinh
Thủy Sinh Asin: Công Dụng Vài Lá Cây Cho Hồ Cá Tép Thủy Sinh: Công Dụng Vài Lá Cây Cho Hồ Cá Tép Thủy Sinh Hãy thử một vài lá cây dưới đây sẻ giúp hồ cá của bạn tốt hơn , ngoài ra lá cây còn là ngu...
Công Dụng Vài Lá Cây Cho Hồ Cá Tép Thủy Sinh
Công Dụng Vài Lá Cây Cho Hồ Cá Tép Thủy Sinh
Hãy thử một vài lá cây dưới đây sẻ giúp hồ cá của bạn tốt hơn , ngoài ra lá cây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá và tép trong hồ thủy sinh của bạn
Chào bạn !
Chắc bạn cũng từng nghe nói có những lá cây rất tốt cho hồ cá và thậm chí còn giúp cá chữa được bệnh đúng không ? Đương nhiên thú vui nuôi cá cũng có từ rất lâu rồi , và dân gian cũng truyền tai nhau rất nhiều loại lá cây khác nhau với công dụng khác nhau . Hôm nay mình xin chia sẻ các bạn một vài lá cây thông dụng và dễ tìm cũng như công dụng đặc biệt của nó.
1. Lá hạnh nhân Ấn Độ
Lá hạnh nhân Ấn Độ được sử dụng rộng rãi như bài thuốc gia đình và cả trong các hồ cá . Chúng có tác dụng điều trị các bệnh như ghẻ lở , ký sinh trùng , bệnh phong , đau bụng. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta kiếm loại lá này hơi hiếm , có một vài cửa hàng bán hoặc tiệm thuốc đông y bán chúng, vì vậy giá thành cũng hơi cao .
Lợi ích của lá hạnh nhân Ấn Độ mang lại cho hồ cá :
- Tạo môi trường tự nhiên
- Chứa Tannin : ngăn chặn sự phát triện vi sinh vật có hại trong hồ cá , chóng khuẩn và nấm
- Chứa Flavonoid : đây là chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật , tăng màu sắc cho cá , và ngăn chặn vi sinh vật có hại
- Chứa axit hữu cơ : làm mềm nước hồ cá , giảm độ pH vừa phải , kích thích sự sinh sản cho nhiều loài cá và tép
- Tạo màng vi sinh trong hồ cá
- Giảm stress , giúp cá và tép khỏe mạnh
- Hỗ trợ quá trình lột vỏ hoàn chỉnh cho tép , giảm tỉ lệ tử vong đáng kể .
+ Chỉ sử dụng lá hạnh nhân Ấn Độ khô

Lá hạnh nhân Ấn Độ
2. Lá Ổi
Công dụng của lá ổi cũng rất tốt cho hồ cá . Đặc biệt chúng mềm chậm hơn sơ với các lá khác nên thời gian sử dụng lâu dài hơn . Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý thay thế lá khác sau khoản thời gian vì những hoạt chất trong lá không còn nữa .
Lợi ích của lá ổi mang lại cho hồ cá :
- Có tính chống khuẩn cao , ngăn ngừa các bệnh như vi khuẩn Vibrio và Louminous.
- Là nguồn thức ăn tự nhiên cho tép
+ Sử dụng lá ổi khô là tốt nhất

Lá Ổi
3. Lá Chuối
Lá chuối rất phổ biến ở Việt Nam , bạn đi bất kỳ vùng nào cũng có . Nhưng chúng ta chỉ nên chọn lá chuối khô ở trên cành chưa rụng xuống . Những chiếc lá chuối như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh và hết sạch chất nhựa cây .
Lợi ích của lá chuối mang lại cho hồ cá :
- Giảm pH . Điều chỉnh pH một cách tự nhiên và an toàn nhất
- Giảm stress cho cá tép
- Cung cấp môi trường nước tốt cho hồ cá
- Cung cấp màng vi sinh
- Giảm nguy cơ bùng phát vi khuẩn và nấm
+ Chỉ sử dụng lá chuối khô trên cây

Lá chuối
4. Lá Bàng
Lá bàng được nhắc nhiều nhất trong tất cả các lá trên . Vì cơ bản lá bàng dễ kiếm mà công dụng của chúng mang lại tốt nhất và hiệu quả liền. Tôi cũng hay dùng lá bàng để trị bệnh cho cá, dưỡng cá , tạo môi trường nước và cũng là nguồn thức ăn cho tép
Lợi ích của lá bàng mang lại cho hồ cá :
- Giảm độ pH cho hồ cá . Dùng lá bàng luộc lên lấy nước, nước đó có thể giảm pH của hồ cá từ từ , vừa nhỏ vào hồ vừa đo pH sao cho phù hợp
- Chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho các loài cá tép thủy sinh
- Ngăn ngừa vi khuẩn , bệnh nấm cá
- Giảm stress cho cá và tép
- Tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch
- Giúp giảm nồng độ NH3 , H2S , ngăn chặn ngộ độc ô nhiễm trong nước
- Là nguồn thức ăn lý tưởng cho tép
+ Chỉ sử dụng lá bàng khô rơi xuống đất , lụm về luộc sơ hay rữa sạch rồi mới sử dụng

Lá bàng khô
5. Lá Dâu Tằm
Lá Dâu Tằm là nguồn thức ăn tuyệt vời cho tép . Bạn có thể sừ dụng lá dâu tằm tươi hoặc khô đều được. Chỉ cần luộc trần sơ qua rồi bỏ vô hồ tép thì chúng sẻ được tiêu thụ nhanh chóng . Có thể nói lá dâu tằm là nguồn cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho tất cả các loài tép thủy sinh
Lợi ích của lá dâu tằm mang lại cho hồ tép :
- Nguồn thức ăn tự nhiên tuyệt vời
- Giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hỗ trợ quá trình lột võ hoàn chỉnh , giúp duy trì bộ võ cứng cáp .
+ Sử dụng lá dâu tằm tươi hoặc khô đều được

Lá dâu tằm
Ngoài ra trong tự nhiên còn rất nhiều loại lá khác với công dụng khác nhau tốt cho hồ cá . Trên đây chỉ là 5 loại thông dụng nhiều người xài nhất và dễ kiếm. Nếu bạn biết loại lá nào tốt cho hồ cá nữa vui lòng để lại comment bên dưới .
Thank !
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019
Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Nuôi Một Số Tép Cảnh Màu Thủy Sinh
Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Nuôi Một Số Tép Cảnh Màu Thủy Sinh
Dòng tép dành cho người mới bắt đầu (các loại tép màu giống Neocaridina Shrimp)
Chào các bạn !
Mình vô tình thấy bài viết chia sẻ kinh nghiệm trên hội nuôi tép , nên mình up lại cho mọi người xem và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau . Nên nếu có gì sai xót hoặc không đúng thì bạn có thể góp ý thêm , đó là sự đóng góp tích cực cho ngành thủy sinh và thú vui nuôi tép cho mọi người .
1. Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura : dễ nuôi, nuôi trong chậu kiểng cũng sống và đẻ nhiều và nhanh nếu thích nghi nước. Muốn đỏ đẹp thì cho ăn lá dâu và nuôi bằng chất nền màu đen, không cần thêm khoáng vì khoáng trong nguồn nước là đủ. Không cần quạt nếu dưới 30 độ
2. Tép vàng, tép vàng sọc neon: Dễ nuôi như tép RC, không nên nuôi nền trộn vì 1 thời gian tép sẽ chết lai rai. Tốt nhất nên sử dụng nền chuyên chơi tép (cũ cũng được) là lựa chọn của mình. Có sủi khí oxy tép sẽ khoẻ hơn, châm thêm khoáng cho tép lột vỏ, nếu thiếu khoáng sẽ die từ từ. Nhiệt độ thích hợp phải từ 28 trở xuống mới nhanh ôm trứng . Một số con khi cho ăn lá dâu thì có thể chuyển qua xanh lá.
3. Tép Rili (các loại màu): Rất dễ nên nuôi nền công nghiệp, cũ cũng được. Không cần châm thêm khoáng, nuôi giống các loại trên.

Tép anh đào - tép đỏ - tép rc

Tép rili vàng

Tép vàng
4. Tép cam Sakura: Dễ nuôi giống như tép vàng, cho ăn lá dâu màu sẽ đẹp.
5. Tép Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng… Là loại tép được đột biến từ con tép vàng và con xanh dương. Rất đẹp, nuôi gống như các loại trên.
6. Tép xanh dương (có người gọi là tép Blue pearl). Nuôi như tép RC lên màu đẹp hay ko là tuỳ vào chế độ ăn. Mới đem về sẽ chưa thấy được vẻ đẹp của loài này. muốn màu đẹp thì cho ăn lá dâu,cà rốt,dưa leo…

Tép xanh - tép Blue

Tép cam

Tép aura
Các loại tép như: Chocolate, Aura Blue, Snowball,… cũng có cách nuôi tương tự.
Dòng tép cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp (các loại tép thuộc chi giống Cardinia Shrimp )
7. Tép ong đỏ: Nên sử dụng các nền chuyên dụng đã ổn định để giảm bớt dinh dưỡng và Nitrat trong bể như ADA cũ, Gex cũ, Benibachi cũ, vật liệu lọc chỉ có bông lọc, nếu đầu tư thì sử dụng các vật liệu lọc cao cấp như gốm lọc, bio…, Nhiệt độ là quan trọng nhất từ 23 đến 24 tép sẽ ôm trứng nhiều . Muốn tép màu đẹp thì cho ăn lá dâu và châm khoáng đều. Quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước ổn định PH 5,5-7,5, TDS 120-250. Nước nên giàu oxi (có thể bổ sung lọc sủi bio trong bể), nền phải thoáng
8. Tép Ong đen: nuôi y hệt ong đỏ ,khó đẻ hơn ong đỏ, nhưng sống dai hơn.
9. Các loại đột biến khác của tép ong: Nuôi như tép ong nhưng đảm bảo chất lượng nước đảm bảo ổn định cao, tránh cho tay vào hồ gây động nền,…

Tép ong

Tép ong đen

Tép ong đỏ
10. Các loại tép Sulawesi: Yêu cầu nước ổn định giống tép ong, nên nuôi thành đàn lớn vì tép rất hay trốn. Tép chỉ thích ăn các loại thức ăn bám sẵn trong hồ như tảo, rêu… độ khoáng từ 250 đến ngoài 300. PH phải hơn 8. Nhiệt độ bình thường, ở miền Bắc thì mùa đông phải có sưởi để nhiệt độ ổn định trên 26 độ.
11. Tép Blue tiger và Tiger các loại: Nuôi gần giống tép vàng, nhưng cần nhiều Oxy hơn, nên bắt buộc phải xục khí Oxy liên tục tép mới khoẻ và ít chết, cái quan trong nữa là nhiệt độ phải dưới 28. và trên 25.
12. Tép ong huế nuôi giống Blue tiger vì mình nuôi 2 loại chung mà. Muốn mau sinh sản thì nuôi nhiệt độ giống tép ong. bạn sẽ khó phân biệt đc ong huế f3 với ong đen nếu so sánh màu trắng của nó.

Tép sula

Tép ong huế

Tép carbon
Thức ăn chung:
Thức ăn chính: thức ăn dành cho tép cảnh (có thành phần đạm động vật)
Thức ăn bổ trợ: viên tảo, cà rốt,dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại.
Muốn mau lớn thì cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko sẽ bị sán và ô nhiễm nước. 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp (nếu nguồn nước không bị ô nhiễm)
Lưu ý: Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống.ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc.
Nguồn : hội tép việt nam
thuysinhdatviet.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)