Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Trang trí hồ cá thủy sinh trong nhà

Trang trí hồ cá thủy sinh trong nhà

Trang trí hồ cá thủy sinh trong nhà đang là xu thế của thời đại. Việc trang tri cho hồ cá của mình trở nên sống động giúp phần tạo không gian đẹp trong nhà

Trang trí hồ cá thủy sinh trong nhà
Hồ cá thủy sinh trong nhà ngoài tác dụng trang trí còn là một cách ứng dụng phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Với những người yêu thích thiên nhiên, muốn mang thiên nhiên vào nhà thì chơi hồ cá thủy sinh sẽ là một nơi lưu giữ một khoảng không gian thiên nhiên xanh mát cho nhà bạn.
Từ rất lâu mọi người đã biết mang cảnh vật thiên nhiên vào nhà bằng cách trồng cây kiểng, nuôi cá hoặc tạo ra những chậu hoa xinh tươi để ở một gốc phòng nào đó. Lên cấp bậc cao về nghệ thuật thì xuất hiện hòn non bộ, hòn non bộ có thể nuôi cá kết hợp với trồng cây và trang trí. Và bây giờ trang trí hồ cá trong nhà bằng sinh vật và thực vật thiên nhiên đã trở thành xu thế của thời đại. So với hòn non bộ ngoài sân vườn thì trang trí hồ cá thủy sinh có phần đa dạng phong phú hơn nhiều. Tuy nhiên hồ cá thủy sinh trong nhà đòi hỏi chúng ta phải đầu tư trang trí và chăm chút khá nhiều.
Hồ cá thủy sinh trong nhà đòi hỏi trang trí và chăm chút nhiều
Hồ cá thủy sinh trong nhà đòi hỏi trang trí và chăm chút nhiều

Trang trí hồ cá thủy sinh – Xu thế của thời đại
Trong những năm gần đây, khi phong thủy được ứng dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, thì hồ thủy sinh nhờ đó cũng lên ngôi. Đặt một hồ thủy sinh trong nhà cũng là một cách phối hợp hài hòa nội thất, không gian sống và tạo thêm sinh khí cho con người. Từ những xu hướng thời đại về trang trí nội thất, ứng dụng phong thủy và nhu cầu càng ngày càng tăng thì các hồ thủy sinh được gọi bằng những tên khác nhau ứng cho phong thủy từng người : hồ ngũ phúc, hồ tam tài, hồ tứ quý, hồ kim, hồ mộc, hồ thủy , hồ hỏa, hồ thổ. Với tên gọi nào thì việc trang trí hồ cá thủy sinh đã và đang trở nên rất gần gũi với người Việt Nam.
Một quán cafe trang trí hồ cá thủy sinh bên dưới sàn
Một quán cafe trang trí hồ cá thủy sinh bên dưới sàn 

Vị trí trang trí hồ cá thủy sinhhồ cá thủy sinh được trang trí một gốc trong nhà
Với những người chơi phong thủy thì hồ cá thủy sinh được đặt tùy theo mạng của mỗi người mà phù hợp với hướng đặt hồ cá. Tuy nhiên điểm đặc biệt lưu ý là không nên trang trí hồ cá thủy sinh trong phòng ngủ. Ngoài ra cũng hạn chế đặt hồ cá thủy sinh ở sân vườn hay những chỗ có nắng gắt sẽ làm hồ thủy sinh có rêu hại và chăm sóc rất cực.
Thường thì trang trí hồ cá thủy sinh ở phòng khách, làm vách ngăn cầu thang hay ở một góc nhà nào đó sẽ giúp cho không gian nhà bạn thêm sang trọng. Với tính chất nhàn và màu xanh tươi mát tốt cho mắt, cá và cây thủy sinh tạo sự thanh thản nên bạn có thể đặt hồ cá thủy sinh ở không gian giải trí nhẹ nhàng nào đó. Các quán café, nhà hàng, khách sạn, văn phòng công ty v.v… cũng thường trang trí hồ cá thủy sinh.


hồ cá thủy sinh được trang trí một gốc trong nhà

Hồ cá được trang trí đơn giản và tiện dụng:Hồ cá thủy sinh nhỏ được trang trí đơn giản
Chỉ cần chuẩn bị các vật dụng cụ thể thì bạn có thể trang trí hồ cá thủy sinh tại nhà. Các thiết bị để trang trí cho một hồ cá bao gồm : Hồ cá, đèn, thiết bị lọc, đất , đá , phân nền, cây v.v… các vật dụng này đều có thể mua ở các cửa hàng thủy sinh. Ngoài ra bạn có thể mua trọn gói các hồ cá được trang trí thủy sinh sẵn, hoặc có thể yêu cầu dịch vụ trang trí hồ cá thủy sinh giúp bạn làm việc này.
Cách đây khoảng năm 2005 thì hồ cá thủy sinh có giá ít nhất hàng chục triệu đồng. Nhưng với xu thế hiện nay thì các vật dụng để trang trí hồ cá đều rẻ hơn rất nhiều, vì vậy để làm một hồ cá thủy sinh không chỉ còng là thú vui của nhà giàu. Ngoài ra việc kết hợp với hồ thủy sinh trên những kệ tủ, tủ để giày dép, bàn làm việc v.v…… lại rất được ưu chuộng. Vừa tạo không gian xanh, lại đỡ chiếm diện tích và nhìn rất thẩm mỹ. Chính vì thế trang trí hồ cá thủy sinh đã trở nên gần gũi và đơn giản hơn rất nhiều.




Hồ cá thủy sinh nhỏ được trang trí đơn giản        

Một quán cafe phong cách thủy sinh trang trí cho toàn bộ hồ cá
Một quán cafe phong cách thủy sinh trang trí cho toàn bộ hồ cá
Một nhà hàng có hồ cá thủy sinh trang trí rất đẹp
Một nhà hàng có hồ cá thủy sinh trang trí rất đẹp

Clip phóng sự về trang trí hồ cá thủy sinh của thành phố hôm nay
Clip phóng sự về trang trí hồ cá thủy sinh của thành phố hôm nay

Các bài liên quan:

Fanpage: http://www.facebook.com/thuysinhasin

Cảm ơn bạn đã đọc bài "Trang trí hồ cá thủy sinh trong nhà". Vui lòng để lại nhận xét trong phần comment. 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Vệ sinh hồ cá bằng các sinh vật thủy sinh

Vệ sinh hồ cá bằng các sinh vật thủy sinh

Một phương pháp vệ sinh hồ cá hiệu quả nhất là dùng các sinh vật thủy sinh. Phương pháp vệ sinh hồ cá này đơn giản rất phù hợp cho người chơi thủy sinh bận rộn

Hôm nay thủy sinh Asin sẽ chia sẻ các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ để bạn có thể vệ sinh hồ cá thủy sinh của mình một cách dễ dàng nhất và sạch nhất. Phương pháp đó là vệ sinh hồ cá thủy sinh bằng các sinh vật nuôi trong hồ.
Từ rất lâu rồi dân chơi cá kiểng đã biết sử dụng cá để làm vệ sinh cho hồ cá của mình. Tiêu biểu là thường dùng con cá “Chùi kiếng” , cá này khá linh hoạt và vệ sinh hồ cá cũng khá hiệu quả. Nhưng khi bắt đầu phong cách chơi hồ thủy sinh du nhập vào Việt Nam thì xuất hiện rất nhiều cá chùi vệ sinh khác nhau. Bởi vì bạn không thể dùng cá “Chùi kiếng” thông thường được, chúng rất to và quậy. Chỉ cần nuôi một thời gian ngắn là tụi cá này sẽ quậy banh hết hồ thủy sinh của bạn.

Sinh vật giúp vệ sinh hồ cá thủy sinh
Sinh vật giúp vệ sinh hồ cá thủy sinh

Vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu một vài sinh vật giúp bạn vệ sinh hồ cá tốt hơn và đơn giản hơn. Và các sinh vật thủy sinh vệ sinh hồ cá bao gồm 3 dạng : Cá thủy sinh , Ốc thủy sinh và Tép thủy sinh.

Cá thủy sinh vệ sinh hồ cá nhanh gọn lẹ
1. Cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá nhanh gọn lẹ :
Vệ sinh hồ cá bằng cá thủy sinh tuy là phương pháp lâu đời rồi nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Bản thân mỗi người có thể chùi thành hồ cá được, vệ sinh xung quanh hồ cá được… nhưng không thể nào vệ sinh từng ngốc ngách hay trên mỗi chiếc lá cây thủy sinh trong hồ cá được. Vì thế dòng cá thủy sinh để vệ sinh hồ cá luôn cần thiết.
Ưu điểm của cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá :
- Nhanh , gọn, lẹ, hiệu quả cao
- Nhiều con rất đẹp nên có thể xem là cá cảnh tăng sinh động cho hồ được
- Siêng năng làm việc
- Tùy loài ăn được cả rêu hại, tảo nâu, chất dơ bám dưới nền v.v…
- Dễ mua ở tất cả các shop
Nhược điểm của cá thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá :
- Ham ăn, hay tranh ăn với mấy cá khác
- Một vài loài cá to thì lười biếng và chỉ canh tranh ăn , có khi lại phá phách nên phải vớt ra ngoài
- Không nuôi chung được với tép kiểng
Các loài cá thủy tiêu biểu sinh giúp vệ sinh hồ cá :
- Cá nô lệ đen, cá nô lệ vàng
- Ca Tỳ bà bướm , cá tỳ bà vàng
- Cá Chuột mỹ, cá chuột sao, cá chuột trắng
- Cá Bút chì
- Cá mún, Cá bình tích , Cá molly
Lưu ý: không nên dùng cá “Chùi Kiếng” thông thường có size lớn bán đầy chợ
Cá chuột - Cá thủy sinh vệ sinh hồ cá tiêu biểu
Cá chuột - Cá thủy sinh vệ sinh hồ cá tiêu biểu 

2. Ốc thủy sinh  vệ sinh hồ cá bằng cách diệt rêu hại hiệu quả cao
Ốc Nerita - ốc vệ sinh hồ cá thủy sinh
Dùng Ốc thủy sinh cũng là một phương pháp khá hay và hiệu quả cao trong việc diệt trừ các loài rêu hại để giúp vệ sinh hồ cá thủy sinh được dễ dàng hơn. Ngoài ra ốc thủy sinh có nhiều con rất đẹp và bắt mắt, hồ thủy sinh mà có thêm ốc kiểng nữa thì làm cho phong cảnh trở nên tuyệt vời hơn
Ưu điểm của ốc thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá :
- Ăn rêu hại hiệu quả cao
- Hình dáng đẹp
- Dễ nuôi, không tranh giành thức ăn với loài khác được
Nhược điểm của ốc thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:
- Bò chậm nên thấy hiệu quả chậm
- Có một vài loài ốc đẻ quá lẹ nên nếu ốc quá nhiều sẽ gây mất cân bằng thẩm mỹ hồ thủy sinh, và ăn lun cả cây
-Khó mua ở các shop thủy sinh Việt Nam
Các loài ốc thủy sinh tiêu biệu giúp vệ sinh hồ cá:
- Ốc Táo đỏ , Ốc Táo vàng
- Ốc Nirita
- Ốc Trumpet
Ốc Táo Vàng - ốc vệ sinh hồ cá thủy sinh thông dụng
Ốc Táo Vàng - ốc vệ sinh hồ cá thủy sinh thông dụng 

3. Tép thủy sinh trợ thủ đắt lực trong việc vệ sinh hồ cá :
Tép là loài ăn tạp, chúng có khả năng ăn rêu hại, tảo và cả thức ăn dư thừa rơi rãi xuống nền. Ngoài ra tép thủy sinh cũng được nhiều người ưu thích hiện nay. Có nhiều người chơi thủy sinh chỉ nuôi tép kiểng không, và cũng rất nhiều người toàn kết hợp giữa tép thủy sinh, cá thủy sinh và ốc thủy sinh để giúp vệ sinh hồ cá tốt nhất.
Tép RC - Tép vệ sinh hồ cá thủy sinh đẹp
Tép RC - Tép vệ sinh hồ cá thủy sinh đẹp
Ưu điểm của tép thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:
- Đẹp, vui nhộn
- Ăn rêu hiệu quả cao
- Thích hợp với hồ thủy sinh tép kiểng
Nhược điểm của tép thủy sinh giúp vệ sinh hồ cá:
- Sức sống yếu dễ chết
- Khó tìm được chỗ bán
- Giá thành cao
Các loài tép thủy sinh tiêu biệu giúp vệ sinh hồ cá:
- Tép Red Cherry (tép RC)
- Tép Yamato
- Tép mũi đỏ
Tép Yamato - Tép vệ sinh hồ cá thủy sinh đẹp
Tép Yamato - Tép vệ sinh hồ cá thủy sinh đẹp

Các bạn có thể kết hợp các loài này nuôi chung hồ thủy sinh cũng được, chỉ cần mật độ vừa phải là chúng sẽ sống hòa thuận với nhau. Tuy nhiên tùy theo thói quen và nhu cầu sống, vì vậy lựa chọn sinh vật để vệ sinh hồ cá thủy sinh cũng phải xem xét kỹ một tí.
Đây là phương pháp hiệu quả nhất, gọn nhẹ nhất và thích hợp nhất cho nhiều người bận bịu công việc không có thời gian chăm sóc hồ cá thủy sinh của mình. Nhưng dù hiệu quả cao thế nào cũng không nên phó mặc tất cả cho các sinh vật bé nhỏ này. Kết hợp với các phương pháp vệ sinh hồ cá khác, bạn sẽ thấy hồ thủy sinh mình luôn sạch đẹp và tươi mát

Clip về tép Yamato và tép red cherry, hai loài tép vệ sinh hồ cá thủy sinh thường dùng
Hai loài tép vệ sinh hồ cá thủy sinh thường được dùng : tép Yamato và tép Red Cherry 

Các bài liên quan :

Fanpage: http://www.facebook.com/thuysinhasin

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

NGHỆ THUẬT TẠO BỐ CỤC THỦY SINH

NGHỆ THUẬT TẠO BỐ CỤC THỦY SINH
Tác giả: Harry Kwong
Nguồn: cau-aqua.net
Dịch bởi: conchimxanh – TSO
Biên soạn: Asin
Bài viết được chỉnh sửa và bổ sung một số thông tin cho phù hợp

“Nếu cắm hoa là một loại hình nghệ thuật thì
việc sắp xếp bố cục thủy sinh cũng được xem là một loại hình nghệ thuật tương tự.”
Sắp xếp bố cục thủy sinh cũng được xem là loại hình nghệ thuật
Sắp xếp bố cục thủy sinh cũng được xem là loại hình nghệ thuật

BỐ CỤC & NGHỆ THUẬT
Nếu chúng ta nói một điều gì đó mang tính nghệ thuật thì nó rất mang tính cá nhân và chủ quan. Song, điều quan trọng nhất vẫn là sự truyền đạt của tác giả đến người xem, giúp họ nhận ra ý đồ của mình. Sự khác nhau về địa lý, thời gian, tôn giáo, văn hóa và cá tính … tất cả được thay đổi dưới nhiều góc độ kỹ thuật và truyền tải khác nhau. Chúng ta không nhất thiết cần có các quy luật được cho là đẹp hay không đẹp, hài hòa hay không hài hòa. Vẻ đẹp của một vật, một cảnh được đánh giá bởi mỗi người. Thường thì một vật hoặc một cảnh được nhiều người cho là đẹp thì nó sẽ trở thành đẹp. Tuy nghiên điều đó không phủ nhận giá trị của một tác phẩm. Bởi vì thời gian thay đổi, con người sẽ thay đổi và nét đẹp cũng thay đổi. Giống như các họa sĩ như Van Gogh, tác phẩm của ông không được đánh giá cao khi ông qua đời.
Bố cục và nghệ thuật thủy sinh
Bố cục và nghệ thuật thủy sinh
Tranh của nghệ nhân Zhang Da QianMỸ THUẬT & BỐ CỤC
Thiết kế bố cục thủy sinh khó hơn rất nhiều so với nghệ thuật cắm hoa. Nếu bạn là người có kinh nghiệm về mỹ thuật, bạn có rất nhiều lợi thế trong việc tạo bố cục. Tỷ lệ của kích thước, tỷ lệ vàng, phương pháp tạo chiều sâu, phối màu, tạo khoảng cách … rất đơn giản với bạn. Tuy nghiên, ngay cả khi bạn nắm vững các lý thuyết này cũng không chắc rằng bạn sẽ làm được những hồ đẹp. Ban đầu, có thể bạn bố trí hài hòa, nhưng thời gian trôi qua, cây cối phát triển, bạn lại không duy trì được nét đẹp đó. Cây cối có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát không theo bố cục mong muốn. Do đó, bạn sẽ luôn thay đổi bố cục trong thời gian ngăn. Vì vậy, vẽ đẹp & cây xanh tốt, trật tự là hai điều không thể tách rời nhau.
Nếu bạn không có kinh nghiệm về mỹ thuật, bạn có thể bắt đầu từng việc bắt chước các tác phẩm đẹp của người khác. Sách báo, internet và phương tiện truyền thông sẽ giúp bạn học hỏi nhiều hơn và đức kết kinh nghiệm nhiều hơn từ cách thiết kế bố cục của nghệ nhân. Song, một bể thủy sinh có sức sống của nó, nghệ thuật nằm ở chỗ cây cối sống và phát triển tốt. Cây thủy sinh có nhiều loại và có các đặc tính khác nhau, có cây thay đổi theo thời gian, có cây một thời gian sẽ thoái hóa và chết … việc duy trì bố cục thủy sinh là một thách thức không nhỏ.


Việc duy trì bố cục thủy sinh là một thách thức không nhỏ
Việc duy trì bố cục thủy sinh là một thách thức không nhỏ

CHUẨN BỊ BỐ CỤC THỦY SINH
Chuẩn bị bố cục thủy sinh
Trước khi thiết kế bố cục, chúng ta nên lên kế hoạch trước. Chúng ta nên tìm hiể
u sơ về các loại cây & các nhu cầu của cây. Cái chính là tìm hiểu về môi trường của nó. Không nên dùng các loại cây có điều kiện sống khác nhau trong cùng một bố cục.
Bạn nên tìm chủ đề cho bố cục của mình, sau đó tìm kiếm các vật liệu phù hợp cho bố cục đó. Có khi phải đi rất nhiều nơi, sẵn tiện du lịch luôn để tìm cho ra các vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, sau khi có vật liệu, bạn sắp xếp chúng mà thấy không ổn thì không nên cố gắng. Một bố cục được cho là đẹp khi có điểm nhấn, nó có thể là một khúc gỗ, mõm đá, hoặc các loại cây màu sặc sỡ như màu đỏ. Nếu đạt được thì hồ của bạn trở nên hài hòa hơn. Tất cả mọi cái bạn làm là tạo được điểm nhấn và chiều sâu cho hồ.
Trong quá trình thiết kế, bạn nên tưởng tượng ra nhiều bố cục trước đó. Những bố cục này sẽ rất gần giống với các bố cục mà bạn đã thấy trước đó. Sau đó bạn bắt đầu thiết kế ý tưởng đó. Theo thời gian và kinh nghiệm, bạn sẽ phát triển nhanh chóng cảm giác đặt & sắp xếp các đối tượng trong hồ thủy sinh. Sau một thời gian nhất định, bạn có thể tự thiết kế ra bố cục của bạn với những loại đá, gỗ mà bạn thích.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN PHONG CÁCH RIÊNG TRONG THỦY SINH
Cách nhanh nhất để phát triển một phong cách riêng là học hỏi từ các nghệ sĩ nổi tiếng. Đây thường là cách tốt nhất cho những người mới bắt đầu. Có lẻ nó không tự tốt bằng cách bắt chước tác phẩm, nhưng đừng quên nghệ nhân Zang Da Qian cũng đã bắt đầu từ việc bắt chước người khác. Chẳng bao giờ có hai hồ thủy sinh giống hệt nhau hoàn toàn. Đối với những ai chưa có phong cách riêng, họ thường bắt chước người khác và nhận ra đâu là điều họ thích. Từ đó, họ dần dần hình thành phong cách riêng. Phong cách cần có thời gian để định hình và phát triển từ từ. Các phong cách không thể đánh đồng ngang bằng hoặc cái nào đẹp hơn cái nào.
Phong cách bố cục riêng trong hồ thủy sinh
Phong cách bố cục riêng trong hồ thủy sinh

CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT TẠO NÊN BỐ CỤC THỦY SINH
Bố cục của một bể thủy sinh mang trí tưởng tượng vô hạn trong một không gian hữu hạn. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên cộng với tính cách của chủ nhân, bố cục được thiết kế trong một không gian giới hạn của hồ kính. Kích thước hồ kích khác nhau sẽ tạo nên nhiều khó khăn riêng. Bạn nên luyện kiên nhận, chịu đựng và chăm sóc chúng để vượt qua các khó khăn ấy. Đó là lý do vì sao thủy sinh thu hút rất nhiều người.
Thường thì chúng tôi làm một hồ thủy sinh chỉ dành cho việc thử nghiệm các vấn đề xảy ra trong lúc trồng thủy sinh. Điển hình như bùng phát tảo và rêu hại, chúng làm cho thực vật thủy sinh không thể thích nghi môi trường, cây cối không phát triển, héo úa và đổi màu … tất cả điều đó làm chúng ta dễ dàng đầu hàng hoặc từ bỏ mục tiêu ban đầu đề ra. Đó là minh chứng việc chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ về cây thủy sinh. Nếu khắc phục được những vấn đề này sẽ giúp chúng ta đam mê và hứng thú hơn khi chơi thủy sinh. Vì vậy, một bố cục thủy sinh được cho là thành công không chỉ là bố cục đẹp và hài hòa, mà còn phải tồn tại lâu dài theo thời gian.
Bố cục thủy sinh được cho là thành công khi nó đẹp, hài hòa và tồn tại lâu theo thời gian
Bố cục thủy sinh được cho là thành công khi nó đẹp, hài hòa và tồn tại lâu theo thời gian
Ai cũng biết cây cố không chỉ đơn giản là trồng vào bể mà sẽ được chăm sóc cẩn thận. Muốn có một bố cục ổn định trong thời gian dài không thay đổi phải lưu ý nhiều chi tiết. Các loại cây khác nhau sẽ phát triển & cho kết quả khác nhau. Một bố cục quá ổn định trong thời gian dài cũng không hay, nó sẽ tạo cảm giác nhàm chán ngươ xem. Cây cối dưới sự thay đổi của ánh sáng, nhiệt độ, kích thước bể, phân bón & cách bảo quản sẽ phát triển và cho kết quả khác nhau. Đó là lý do vì sao thủy sinh hấp dẫn nhiều người.
Trong một bể thủy sinh, cây đóng vai trò chính và cá có vai trò phụ làm nổi bật hơn cho cây thủy sinh. Wayne Sham có nói : “Cá có thể chết, nhưng cây không thể héo”. Tôi nghĩ phải thêm vào đó là “vi sinh phải có mặt”. Đây là vấn đề được rất nhiều người chia sẻ.
Quá trình duy trì bể thủy sinh tốn thời gian hơn rất nhiều so với các loại hình nghệ thuật khác. Nếu là người ít có kinh nghiệm trong thủy sinh, bạn sẽ thay đổi các bố cục liên tục qua thời gian và kết quả là bố cục cuối cùng khác bố cục ban đầu rất nhiều. Nếu bố cục phát thảo không khác nhiều so với bố cục cuối cùng, có nghĩa là bạn đã tiến sát đến ranh giới của nghệ nhân về bố cục.


MỘT VÀI LỜI TƯ VẤN CHO NGƯỜI MỚI CHƠI THỦY SINH
Tại sao nhiều người mới lại không thể giữ bố cục của hồ trong thời gian dài ? Lý do chính là họ không hiểu hết về đặc tính của các loại cây. Họ chỉ đơn giản đi mua cây về rồi trồng vào hồ. Sau một thời gian, họ mới nhận ra một số cây trồng không tốt. Có nhiều người đã nản và bỏ cuộc  với thủy sinh. Giai đoạn đầu, người mới thường không biết họ đang muốn gì. Nó giống như đưa cho bạn một mảnh giấy trắng và bảo bạn vẽ một bức tranh. Không chủ đề, không yêu cầu, trí tưởng tượng của bạn sẽ lung tung, không biết vẽ gì nếu như không đưa cho bạn một quyển tranh tham khảo. Đó là lý do tại sao người mới phải bắt đầu từ việc quan sát các tác phẩm của người khác. Nếu họ có điều kiện, nên tham dự các buổi triễn lãm để xem tận mắt.
Ngày nay, có rất nhiều trang web hình ảnh về bể thủy sinh. Những trang web sẽ giúp người mới rất nhiều trong việc thiết kế bố cục. Nó sẽ giúp người mới nhìn ra các kinh nghiệm và tránh bớt cái lỗi mắc phải. Các trang web có chất lượng khác nhau. Những cái nào trong có vẽ hợp với bạn, bạn cảm thấy đẹp, hài hòa nên lưu lại để sau này tham khảo.
Ngày nay, mặt dù thị trường đã phổ biến, vẫn không nhiều người chơi thủy sinh. Đa số đều chọn cá cảnh vì nhìn chung đòi hỏi ít công chăm sóc và dễ dàng hơn cho họ. Do đó, tỉ lệ thành công cũng chưa cao do cấy cối được chọn thiếu cẩn thận. Thậm chí nhiều người chơi thủy sinh nóng vội còn đổi bố cục cứ sau vài tuần. Hay những người khác không bao giờ tỉa cây hay thay nước. Nhiều người than phiền rằng họ thiếu thời gian chăm sóc bể và đó thường dẫn đến kết quả là hồ thủy sinh của họ luôn trong tình trạng rêu hại tràn lan. Một tác phẩm đẹp phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và công sức bạn dành cho nó.
Một bố cục thủy sinh đẹp và thành công không phải là sắp xếp các cây & vật liệu đẹp lúc đầu
Một bố cục thủy sinh đẹp và thành công không phải là sắp xếp các cây & vật liệu đẹp lúc đầu
Một bố cục được cho là đẹp và thành công không phải là bố cục sắp xếp các cây & các vật liệu đẹp lúc ban đầu. Việc hiểu rõ các nhu cầu của mỗi cây, kết hợp việc cắt tỉa và vệ sinh hồ là chìa khóa then chốt để có một hồ đẹp. Một hồ thủy sinh đẹp đòi hỏi rất nhiều thời gian chăm sóc, đòi hỏi tính kiên nhẫn để vượt qua các khó khăn. Do đó, ai thiếu tính kiên trì và nhẫn nại không nên thử và nếu đã thử thì nên từ bỏ.
Hãy lắng nghe ý kiến của người khác và chọn lọc. Góp ý của người khác về bố cục chỉ đơn thuần là những gì họ biết và chẳng có gì hơn. Do đó, bạn nên lắng nghe một cách có chọn lọc từ ý kiến của họ. Không cần phải nóng giận khi nhận được các ý kiến trái ngược. Thông thường, một trong các kiến thức thuộc loại vô giá là chịu lắng nghe và chọn lọc những gì người khác nói. Đồng thời, những ý kiến đó có khi lại là sai và giúp bạn tránh được lỗi khi setup một bể mới. Ý kiến có thể là tốt hoặc không tốt.

“Hành động thực tế, trãi nghiệm nói lên kết quả thực. Nói mà không làm sẽ không đem lại cái gì cả.
Chỉ có làm nhiều, sai nhiều mới cảm nhận được hương vị của thành công”
hiểu rõ mỗi cây là chìa khóa then chốt cho một hồ thủy sinh có bố cục đẹp
hiểu rõ mỗi cây là chìa khóa then chốt cho một hồ thủy sinh có bố cục đẹp

Mượn tạm một Clip trang trí thủy sinh với bố cục thủy sinh đơn giản
Clip trang trí thủy sinh với bố cục thủy sinh đơn giản
 

Fanpage: http://www.facebook.com/thuysinhasin


Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

6 lưu ý khi mới trang trí hồ cá

6 lưu ý khi mới trang trí hồ cá

Lưu ý rõ 6 vấn đề khi mới trang trí hồ cá sẽ giúp hồ cá thủy sinh của bạn sẽ êm đẹp khi vừa mới trang trí thủy sinh xong

Dạo gần đây có nhiều bạn chơi thủy sinh hay hỏi Sin về những vấn đề xảy ra khi mới trang trí hồ cá, vì vậy nay Sin viết bài “ 6 lưu ý khi mới trang trí hồ cá “ để chia sẻ cho các bạn một ít kinh nghiệm. Hy vọng các bạn sẽ yên tâm hơn về hồ cá thủy sinh của mình sau khi đã trang trí.
Khi mới trang trí hồ cá thủy sinh của mình xong, các bạn sẽ gặp nhiều vấn đề không thể lường trước được, và đôi khi gây nhiều lo lắng. Nhưng chỉ cần bạn nắm vài kinh nghiệm nhỏ và xử lý tí là ok.  Sau đây là các lưu ý khi vừa mới trang trí hồ cá thủy sinh.
Các lưu ý khi mới trang trí hồ cá
Các lưu ý khi mới trang trí hồ cá

6 lưu ý khi mới trang trí hồ cá thủy sinh :
- Nước
- Lọc
- Ánh sáng
- Cây thủy sinh
- CO2
- Cá
Lưu ý khi mới trang trí hồ cá thủy sinh
Lưu ý khi mới trang trí hồ cá thủy sinh 

1. Nước là hiện tượng thấy đầu tiên phát sinh khi mới trang trí hồ cá thủy sinh
Khi mới trang trí hồ cá thủy sinh, chúng ta sẽ thấy nước đục và đó là điều hiển nhiên vì phân nền, các chất cặn của sỏi, bụi của cát hoặc các phần hư hại của cây thủy sinh. Và đôi khi dù đã ngâm nước 3-4 ngày rồi mà vẫn không thấy nước trong hồ cá thủy sinh trong như gương thì nguyên nhân do lọc, hệ vi sinh trong hồ.
Cách xử lý : Khi vừa mới trang trí hồ cá thủy sinh, hãy thay nước liền 100% để loại bớt bụi bẩn. Sau đó cứ cách ngày thay 50% nước, khoảng 1 tuần là nước sẽ trong như gương. Sau một tuần khi mới trang trí hồ cá thủy sinh thì thay nước 30% / 1 lần / 1 tuần.
Nước là hiện tượng thấy đầu tiên khi mới trang trí hồ cá
Nước là hiện tượng thấy đầu tiên khi mới trang trí hồ cá

2. Chạy lọc 24/24 khi mới trang trí hồ cá
Việc chạy lọc 24/24 sau khi vừa mới trang trí hồ cá thủy sinh sẽ giúp cho hồ cá của bạn luôn sạch và tạo một hệ vi sinh tốt. Ngoài ra tùy theo loại lọc sẽ tạo thành một dòng chảy trong hồ cá, dòng chảy đóng vai tròn khá quan trọng trong việc đẩy các chất dơ trong hồ cá và làm cho cây thủy sinh mọc được tốt hơn
Chạy lọc 24/24 khi mới trang trí hồ cá
Chạy lọc 24/24 khi mới trang trí hồ cá

Lưu ý ánh sáng khi mới trang trí hồ cá
3. Lưu ý ánh sáng khi mới trang trí hồ cá
Với những người trang trí hồ cá bình thường, hồ cá rồng thì việc mở ánh sáng như thế nào không quan trọng. Nhưng với những người trang trí hồ cá thủy sinh thì ánh sáng rất là quan trọng. Ánh sáng quyết định rất nhiều về sự sống của cây thủy sinh vì vậy hãy chú ý về chất lượng bóng, cường độ ánh sáng và  thời gian chiếu sáng.
Lưu ý nhỏ : Với những hồ chuyên về rêu thủy sinh thì ánh sáng nhẹ hơn, hồ trồng cây cắt cắm hay những cây thủy sinh cần ánh sáng cao thì cường độ ánh sáng nhiều hơn. Một ngày trung bình mở ánh sáng từ 6 đến 10 tiếng, nhiều quá sẽ sinh rêu hại và ít quá sẽ làm cây thiếu ánh sáng chết. Nên xài bóng đèn Jebo , T5 hay T8, và nếu xài được đèn Led thì tốt nhất.


4. Hồ cá xảy ra nhiều vấn đề khi trang trí bằng cây thủy sinh
Lúc mới trang trí hồ cá thì cây thủy sinh dễ bung gốc bay lên vì rễ chưa bám vào nền hoặc nền thủy sinh nóng nên rễ và góc cây bị úng và chết. Đôi khi sẻ có vài trường hợp cây bị rụng lá ở dưới gốc, lá bị vàng hoặc lá bị bám bụi bẩn.
Cách xử lý :
- Cây thủy sinh bị úng gốc và chết rễ khi mới trang trí hồ cá sau vài ngày. Nguyên nhân do loại phân nền bạn chọn quá nhiều dinh dưỡng nóng. Thay nước liên tục mỗi ngày 30 – 50% khi vừa mới trang trí hồ cá thủy sinh
- Cây bám dơ trên lá : nguyên nhân do bụi  bẩn, thả cá vệ sinh sẽ hết
- Cây thủy sinh bị rụng lá : thiếu ánh sáng hoặt rễ chưa phát triển, cân bằng ánh sáng và đợi thời gian
- Cây thủy sinh bị vàng lá : Do mới trang trí hồ cá thủy sinh nên cây chưa thích nghi, hạ ánh sáng một tí , thay nước và đợi.

5. Mới trang trí hồ cá thủy sinh có CO2 hoặc không cũng không sao
Khi mới trang trí hồ cá thủy sinh nhiều bạn hỏi có cần CO2 cho hồ cá hay không. Mình cũng xin khẳng định là không cũng không sao và có thì tốt hơn. Tuy nhiên khi đã xài CO2 rồi thì xài luôn vì nếu đang xài CO2 mà bỏ thì cây lại thiếu dinh dưỡng mau chết hơn.
Lưu ý: Có vài bình CO2 do còn mới nên lúc chỉnh CO2 hay bị tình trạng mất áp suất, vì thế nên theo dõi CO2 thường xuyên khi mới trang trí hồ cá thủy sinh.
Mới trang trí hồ cá thủy sinh có CO2 hay không cũng không sao
Mới trang trí hồ cá thủy sinh có CO2 hay không cũng không sao

6. Hãy thả cá sau ít nhất sau 1 tuần trang trí hồ cá
Khi mới trang trí hồ cá thủy sinh thì nước trong hồ cá chưa ổn định, vì vậy khi thả cá vào thì cá dễ bị chết. Thả cá sau 1 tuần trang trí hồ cá là thích hợp nhất, lúc này cây phát triển tốt và nước trong hồ cũng ổn định giúp cho hồ thủy sinh trở thành môi trường lý tưởng cho các loài cá.
Hãy thả cá sau ít nhất sau 1 tuần khi trang trí hồ cá
Hãy thả cá sau ít nhất sau 1 tuần khi trang trí hồ cá
Đó là một vài kinh nghiệm nhỏ khi mới trang trí hồ cá thủy sinh, chỉ cần tìm hiểu tí là bạn có thể yên tâm hơn trong việc chơi thủy sinh. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “ Các lưu ý sau khi trang trí hồ cá “
Các bài liên quan:

Ngoài ra bạn có thể để lại câu hỏi trong phần comment về trang trí hồ cá , mình sẽ chia sẻ với bạn sớm nhất. Xin cảm ơn

Fanpage: http://www.facebook.com/thuysinhasin

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh

Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh

Cây Dương Xỉ Sừng Hưu là loài cây thủy sinh thuộc họ Dương Xỉ . Trên mỗi đầu chiếc lá của cây Dương Xỉ Sừng Hưu tách ra thành những nhánh nhỏ giống như cái sừng của con hưu, đây là nét đặc trưng khiến cây Dương Xỉ Sừng Hưu là cây thủy sinh đẹp bậc nhất.
Cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu

Đặc điểm Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh :
- Tên khoa học : microsorum pteropus windelov
- Vị trí trồng: tiền , trung , hậu
- Xuất sứ: Châu Á
- Kích thước: 10 – 20cm
- Màu sắc: xanh lá
- Ánh sáng: từ thấp đến cao
- Nhiệt độ: 4 – 30 độ C
- pH: 5.0 – 8.0
- Tốc độ sinh trưởng: chậm
- Chăm sóc: rất dễ
- Trồng cạn và bán cạn: được
Đặc điểm cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Đặc điểm cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu là cây thủy sinh có nguồn gốc từ Châu Á, với sức sống mạnh mẽ dê thích nghi với môi trường, hình dáng lại bắt mắt đẹp nên chúng được dùng rộng rãi trên khắp thế giới. bạn sẽ dễ dàng kiếm được cây Dương Xỉ Sừng Hưu ở bất kỳ shop thủy sinh nào.
Hình dáng của cây Dương Xỉ Sừng Hưu cũng khá nhỏ gọn, chúng mọc thành những cái lá dài và trên mỗi đầu lá sẽ tách ra nhiều nhánh rất đẹp, chính vì hình dáng đặc trưng của cây này mà nhiều người ưu thích. Do hình dáng nhỏ gọn nên có thể trồng cây Dương Xỉ Sừng Hưu ở hồ thủy sinh nhỏ hẹp.
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu có thể trồng ở hồ thủy sinh nhỏ hẹp
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu có thể trồng ở hồ thủy sinh nhỏ hẹp
Cũng giống như những cây thủy sinh họ Dương Xỉ khác, cây Dương Xỉ Sừng Hưu sống trên giá thể là chủ yếu. Vì vậy bạn có thể buộc chúng lên đá hoặc lũa thủy sinh chúng sẽ dễ dàng phát triển hơn, nếu cắm xuống nền sẽ dễ bị úng rễ và hư cây. Do đặc tính sống trên đá hoặc lũa thủy sinh nên cây Dương Xỉ Sừng Hưu có thể trồng được tiền cảnh, hậu cảnh hoặc trung cảnh.
Cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu buộc lên lũa đẹp
Cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu buộc lên lũa đẹp
Cây Dương Xỉ Sừng Hưuu có hai hình thức phát triển cây con. Một là sinh ra từ thân bộ rễ sẽ phát triển thành cây con riêng biệt và có thể tách chúng để trồng riêng. Cách thứ 2 là cây Dương Xỉ Sừng Hưu có lá già đi và bắt đầu có những đốt màu đen nhỏ và mọc thành cây con, nhiều người tưởng lầm là bệnh ở lá nhưng đây là đặc thù của họ Dương Xỉ.
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu phát triển cây con qua rễ và lá
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu phát triển cây con qua rễ và lá
Các lưu ý cơ bản của cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh :
- Sức sống cao dễ trồng
- Hình dáng đẹp, phù hợp với hồ thủy sinh to và nhỏ
- Không nên cắm trực tiếp xuống nền mà hãy buộc lên đá hoặc lũa thủy sinh
- Phát triển và sinh sản chậm, cây Dương Xỉ Sừng Hưu cần thời gian dài
- Khi lá già có những đốm đen là lúc chúng đẻ cây con trên lá, đặc tính cơ bản của họ Dương Xỉ
 
Các lưu ý cơ bản cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Các lưu ý cơ bản cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh - hình 1
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh - hình 1
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh - hình 2
Cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh - hình 2

Clip cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu
Clip cây thủy sinh Dương Xỉ Sừng Hưu

Hãy để lại suy nghĩ của bạn về cây Dương Xỉ Sừng Hưu thủy sinh vào phần bình luận, và chia sẻ cho mọi người, xin cảm ơn
Fanpage: http://www.facebook.com/thuysinhasin