Ánh sáng cho hồ thủy sinh là một trong những vấn đề quan trọng cần được chú ý. Hãy cùng nhau tìm hiểu ánh sáng cho thực vật nói chung và thủy sinh nói riêng.
Tất cả chúng ta đều biết rằng thực vật nói chung cũng như cây thủy sinh nói riêng đều cần ánh sáng để quang hợp. Một quá trình sống còn cho phép chúng tạo ra năng lượng (tức thức ăn) dự trữ cho chính mình. Nếu không đủ ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng và sức khỏe của cây bị suy giảm. Việc cung cấp nguồn sáng đầy đủ, kết hợp với những điều kiện thích hợp về môi trường, sẽ đảm bảo rằng cây có thể quang hợp ở mức độ tối ưu và phát triển mạnh khỏe. Thông thường các hồ cá chỉ được trang trí bằng đèn huỳnh quang hoặc đèn màu và thực tế rằng điều đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng của nhiều loài cây thủy sinh. Và tất nhiên ánh sáng dành cho hồ thủy sinh đã trở thành một vấn đề rất quan trọng, vì thế để cung cấp ánh sáng hợp lý thì chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về vấn đề này nhằm tạo ra một môi trường tốt nhất cho hồ thủy sinh của mình.
Mục Lục:
I. Thuật ngữ ánh sáng cho hồ thủy sinh
II. Tham khảo ánh sáng cho hồ thủy sinh
III. Thời lượng cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh
IV. Lựa chọn nguồn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh hiện nay
Ánh sáng cho hồ thủy sinh
Phần I. Thuật ngữ ánh sáng cho hồ thủy sinh
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta sẽ tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản về ánh sáng cho hồ thủy sinh.
Watt
Watt là đơn vị cho biết mức tiêu thụ năng lượng điện của đèn fluorescent (neon, huỳnh quang). Theo cách hiểu thông thường, thì loại đèn có mức Watt càng cao thì càng phát sáng hơn loại đèn có mức watt thấp hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Vì mỗi loại đèn lại có hiệu quả hoạt động không giống nhau. Ví dụ như đèn neon, lọai tiết kiệm điện (ống T8)- loại này có mức watt nhỏ hơn đèn neon bình thường (ống T12)- nhưng vẫn có thể phát sáng hơn các lọai khác. Đèn neon tiêu thụ điện năng để phát ra được ánh sáng khoảng 10%. Trong khi đèn Metal Halide phát ra được khoảng 18% phần còn lại sẽ phát ra tia UV (mắt thường của người nhìn không thấy) và nhiệt độ nóng...
Thông thừng chúng ta sẽ sử dụng mức Watt là điều kiện đầu tiên để chọn mua đèn. Đèn dành cho hồ cây thủy sinh thì yêu cầu phải theo chiều dài của đèn. Ngoài ra phải yêu cầu mức watt cho mỗi lít hay mức watt cho từng gallon, là xu hướng trong qui định về số lượng đèn cần cho việc nuôi trồng cây thủy sinh. ngườì nuôi có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể quyết định lựa chọn số lượng đèn hay mức watt phù hợp cho hồ cây thủy sinh.
Dựa theo số watt cung cấp ánh sáng phù hợp cho hồ thủy sinh
Lumen Output
Lumen output là mức năng lượng hay độ sáng phát ra từ đèn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong một khoảng thời gian nào đó. Vì Lumen nói lên mức phát sáng của đèn vì thế từ Lumen ta cũng có thể tính được hiệu suất của đèn Neon bằng công thức: Hiệu suất = Lumen/Watt.
Lux
Lux là mức năng lượng nói về độ sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được. Ánh sáng này khi phát ra sẽ tác động vào vật chất rồi phản chiếu lại vào mắt người. Mức này ít hay nhiều là phụ thuộc vào mức Lumen của phần giữa ống đèn và vật liệu (đối với hồ cây thủy sinh là nước). Việc sử dụng vật phản chiếu(reflector) giúp phản chiếu lại ánh sáng.
Nhiệt độ màu của ánh sáng (Color temperature)
Nhiệt độ màu của ánh sáng là mức độ cho biết màu của ánh sáng từ nguồn, là độ tiêu chuẩn sinh ra từ Perfect electromagnetic radiator “Black Body” tạo ra độ nóng làm nhiệt độ tăng lên từ từ. Khi năng lượng đạt đến một mức nào đó, vật chất bắt đầu phát sáng thành nhiều màu khác nhau mà mắt ngườì có thể nhìn thấy đuợc. Khi nhiệt độ còn ở mức thấp thì ánh sáng sẽ có màu đỏ. Nhiệt độ tăng lên dần dần, sau cùng thì ánh sáng sẽ có màu xanh dương. Đơn vị đo nhiệt độ được dùng theo Kelvin. Ánh sáng mặt trời có nhiệt độ màu khoảng 5500 K. Còn bóng dây tóc có nhiệt độ màu 2700 K cho ánh sáng màu cam.
Thông thường người ta dùng đèn có độ chiếu sáng từ 5000k đến 10.000k. Tuy nhiên nhu cầu của cây để quang hợp chỉ cần mức giao động từ 5000k đến 8000k, vì thế việc lựa chọn loại đèn chiếu sáng cho cây thủy sinh dựa theo độ K cũng sẽ giúp một phần rất lớn.
Phần II. Tham khảo ánh sáng cho hồ thủy sinh
1. Ánh sáng
Trước khi đi sâu hơn vào ánh sáng cho bể thủy sinh. Chúng ta điểm lại vài điều về ánh sáng tự nhiên gọi là ánh sáng trắng, phần mà thị giác chúng ta thấy được trong các tần quang phổ của ánh sáng mặt trời. Những bước sóng này nằm trong khoảng từ 390 - 760nm (nanometer), bị giới hạn từ infrared trở lên và ultraviolet trở xuống. Cho ánh sáng đi qua một lăng kính,sẽ tạo thành nhiều màu sắc khác nhau như hiện tượng cầu vồng chuyển dần từ tím, xanh dương, xanh lá cây, vàng, cam và đỏ đậm. Vào những buổi hoàng hôn và bình minh, chúng ta thấy ánh sáng đậm màu hơn, đỏ hơn ánh sáng trắng trong ngày, trong vật lý được gọi là nhiệt độ màu của ánh sáng(?), tính bằng Kelvin (K). Độ đậm của màu sắc ánh sáng càng cao, nhiệt độ màu ánh sáng càng giảm, độ đậm ánh sáng càng giảm, nhiệt độ ánh sáng càng cao. Giao động trong ngày từ 2500K (bình minh, hoàng hôn) đến 8000K (buổi trưa).
Màu sắc quang cảnh chung quanh ta trong điều kiện tự nhiên được chiếu bởi các tần quang phổ đầy đủ từ mặt trời, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ màu ánh sáng. Ngược lại, trong bể thủy sinh dưới ánh sáng nhân tạo với những kẽ hở trong đoạn giao thoa giữa những tần quang phổ, đôi khi chúng ta nhìn thấy cây và cá như những khúc củi (ví dụ dưới ánh sáng của đèn HQL).
Cây hấp thụ ánh sáng ở như thế nào
Ánh sáng phù hợp cho cây thủy sinh giúp phát triển tốt
Nhiều cây thủy sinh cần chiếu sáng mạnh mặc dù chỉ một phần nhỏ ánh sáng được hấp thu trong quá trình quang hợp. Những vùng xanh dương và đỏ trong quang phổ là hữu dụng nhất.
2. Ánh sáng cho thực vật thủy sinh
Trong rất nhiều cuốn sách khoa học về sinh, thực vật học, người ta thấy màu xanh của lá, tạo bởi diệp lục tố chỉ hấp thụ 2 tầng quang phổ, xanh dương và đỏ cam. Từ đó nẩy sinh ra quan niệm,cây cỏ chỉ cần 2 màu này cho sự tăng trưởng, dẫn đến tình trạng rất nhiều bóng cho bể thủy sinh rất nặng về màu xanh dương và đỏ. Lợi thế của loại bóng này lại là điều kiện tốt cho những vị khách không mời mà đến : rêu hại . Người ta quên rằng, ngoài diệp lục tố, cây cối còn có cả một hệ thống quang hợp với những sắc tố phức tạp nhằm sử dụng hiệu quả toàn bộ những tầng quang phổ khác của mặt trời cho sự tăng trưởng của mình. Cạnh đó còn có sự tham gia của nhiệt độ màu,từ 3500-4000K,như trung bình ánh sáng ban ngày. Một quy luật tự nhiên là khi ánh sáng cho hồ thủy sinh quá đỏ, cây sẽ dài, khi quá xanh, cây sẽ ngắn hơn bình thường.
Ánh sáng cho thực vật thủy sinh - hình mnh họa
3. Ánh sáng cho rêu thủy sinh
Rêu hại thủy sinh: vị khách không mời mà cứ thích tới, lại là thủ phạm số 1 của sự phá hoại thẩm mỹ trong hồ thủy sinh! Hàng sa số những lời khuyên, hướng dẫn đủ loại về vấn đề này. Đại loại như tránh xa ánh sáng mặt trời, sử dụng bóng đèn chống rêu... Những ai từng thử nghiệm với nhiều loại ánh sáng khác nhau chắc hẳn đã thấy được kinh nghiệm đau thương, cây thủy sinh cần rất nhiều thời gian để thích nghi với ánh sáng mới, nhiều cây thậm chí không kịp và chết rụi đi. Trong khoảng thời gian đó, người chiến thắng là rêu chứ không ai khác.
Chọn ánh sáng không phù hợp sẻ dễ gây rêu hại cho hồ thủy sinh
Rêu, loài thực vật cấp thấp, có quá trình quang hợp giống như cây thủy sinh,thực vật cấp cao hơn, với nhiều hệ thống sắc tố liên quan để sử dụng những tần quang phổ ánh sáng, tất nhiên hệ thống này đơn giản hơn hệ thống sắc tố phức tạp của thực vật cấp cao, do đó thích ứng với ánh sáng mới dễ dàng và nhanh hơn cây thủy sinh rất nhiều. Khi hồ thủy sinh sử dụng đèn ống triband,HQL với nhiều khoảng thiếu quang phổ, bị chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, lập tức rong sẽ gặp khó khăn để thích ứng,rêu nhanh chân hơn và...nhẩy nhót đầy hồ. Ngược lại khi hồ thủy sinh được sử dụng những loại đèn với quang phổ đầy đủ :fullspecktrum, HQI..v.v.sẽ thích nghi ngay khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, không cho nồng độ phosphat, nitrat tăng cao tạo sự có mặt ồ ạt của rêu.
Rêu kiểng thủy sinh: Tuy nhiên có nhiều hồ thủy sinh lại trồng một vài loại rêu kiểng để tạo cảnh, với những loại rêu này thì nhu cầu ánh sáng của chúng thấp chỉ bằng khoảng 1/2 so với nhu cầu ánh sáng của cây thủy sinh. Nếu ánh sáng cao sẽ làm cho rêu kiểng bị cháy đen và sớm lụi tàn.
Vì thế ánh sáng cho hồ thủy sinh vừa trồng cây vừa trồng rêu là vấn đề khó.
Ánh sáng phù hợp sẻ giúp rêu thủy sinh phát triển tốt
4. Sự phản xạ ánh sáng
Màu của lá cây cung cấp một bằng chứng quan trọng về nhu cầu chiếu sáng của chúng. Hầu hết cây cối đều có các cấp độ xanh lục khác nhau, nhưng nhiều cây cũng tạo ra lá nâu và đỏ. Màu của một vật thể được tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ chính nó (nghĩa là không bị hấp thu). Từ đó chúng ta có thể xác định được những bước sóng nào được cây sử dụng và mức độ hiệu quả của sự quang hợp ở chúng dựa trên màu của lá cây.
Lá cây màu xanh lục nhạt. Bởi vì màu trắng là tổng hợp của rất nhiều màu, màu sáng hơn cho thấy rằng có ít ánh sáng được hấp thu trên toàn bộ quang phổ (tức phản xạ nhiều hơn). Cây có lá màu xanh lục nhạt dường như không quang hợp một cách có hiệu quả và thiếu chất diệp lục tố. Cây màu xanh lục nhạt cần chiếu sáng mạnh để bù đắp cho việc thiếu chất diệp lục tố bên trong các tế bào.
Lá cây màu xanh lục sậm. Lá cây màu xanh lục sậm là dấu hiệu cho thấy cây hấp thu ít ánh sáng xanh lục hơn so với những vùng khác trong quang phổ. Lá cây xanh lục sậm thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu và không đòi hỏi chiếu sáng mạnh. Khi cây xanh lục sậm ra lá mới, chúng thường nhạt hơn rất nhiều, bởi vì lượng diệp lục tố vẫn chưa phát triển bằng với lá cây trưởng thành.
Lá đỏ. Vùng đỏ trong phổ ánh sáng thường là nơi mà quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất, mặc dù ở cây lá đỏ, ánh sáng này bị phản xạ và không được hấp thu. Sự thay đổi màu sắc dựa trên một yếu tố rằng cây sử dụng diệp hồng tố, loại sắc tố kém hiệu quả hơn so với diệp lục tố, để hấp thu năng lượng ánh sáng. Bù đắp cho việc thiếu ánh sáng đỏ, cây phải hấp thu nhiều ánh sáng xanh dương và xanh lục hơn và do đó cần được chiếu sáng mạnh hơn. Một số cây có thể thay đổi loại sắc tố sử dụng để quang hợp tùy vào điều kiện chiếu sáng. Trong trường hợp đó, cây lá đỏ sẽ chuyển thành xanh lục nếu lượng chiếu sáng không đủ, và một số lá xanh lục sẽ chuyển thành màu đỏ ở phần ngọn (tức nơi gần với nguồn sáng hơn) hay trong điều kiện lượng chiếu sáng tổng thể mạnh hơn.
Cây Hoàng Thái Dương tiêu biểu cho sự phản xạ ánh sáng rõ ràng nhất
5. Ánh sáng tự nhiên
Cây thủy sinh hiện diện trong mọi thủy vực, mà chủ yếu là các hệ thống sông ngòi. Tùy theo vị trí địa lý, mùa màng và những điều kiện khác nhau mà ánh sáng cung cấp cho cây thủy sinh khác nhau. Như ở gần thượng nguồn, môi trường hai bên bờ thường trống trải và ít cây cối, vì vậy ánh sáng luôn dồi dào vào mọi thời điểm trong ngày. Tình trạng cũng tương tự ở hạ lưu của con sông, nơi thường là vùng đồng bằng. Tuy nhiên, nhiều con sông miền nhiệt đới lại chảy qua những vùng cây cối rậm rạp và một phần đáng kể ánh sáng mặt trời bị cành cây và bụi rậm che khuất. Vì thế cây thủy sinh thường được phát hiện gần bờ các con sông cỡ vừa và lớn, nơi mực nước cạn hơn và cây thủy sinh thu được ánh sáng dễ dàng hơn.
Ánh sáng tự nhiên - hình minh họa
Ngoài ra có một số loài cây có thể vươn ra mặt nước và hình thành lá cạn chẳng hạn như rong lá trầu Echinodorus spp để dễ dàng hấp thụ ánh sáng và CO2. Điểm thuận lợi của việc ra lá bên trên mặt nước là có khả năng quang hợp nhanh hơn và hấp thu CO2 dễ dàng hơn. Lá bên trên mặt nước cũng cung cấp bóng mát cần thiết cho những cây thủy sinh yếu hơn.
So sánh ánh sáng hồ thủy sinh với ánh sáng tự nhiên
Phần III. Thời lượng cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh
Hầu hết các môi trường tự nhiên thường có thời lượng chiếu sáng khoảng 12h một ngày. Điều quan trọng là đảm bảo cây thủy sinh nhận được ánh sáng đều đặn trong khoảng thời gian nhất định. Cách tốt nhất là nên dùng thiết bị hổ trợ hẹn giờ (timer) tự động bật tắt trong 8-12 giờ/ngày. Với hồ lắp nhiều bóng thì bạn cũng nên áp dụng phương pháp giảm ánh sáng từ từ bằng cách tắt dần các bóng với khoảng thời gian từ 5-15 phút để cho cây thủy sinh và cá đỡ bị sốc do thay đổi đột ngột. Điều quan trọng là cây thủy sinh cũng cần khoảng thời gian tắt đèn hoàn toàn. Trong thời gian này, cây ngừng quang hợp và bắt đầu hô hấp, vì vậy giai đoạn tắt đèn là giai đoạn “nghỉ ngơi” đối với các chức năng sinh học của cây.
Thời lượng cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh từ 8-12 giờ / ngày
1. Áp dụng giờ nghỉ trưa cho hồ thủy sinh
Cây có khả năng duy trì mức độ quang hợp một cách tương đối dễ dàng, và nhanh chóng đáp ứng với mọi biến đổi về điều kiện chiếu sáng. Nói một cách khác, chúng không mất nhiều thời gian để khởi động và bắt đầu quang hợp một khi được chiếu sáng đầy đủ. Tuy nhiên, tảo không có lợi thế sinh học như cây thủy sinh và cần thời gian dài cũng như tương đối liên tục để tăng trưởng một cách hiệu quả. Tảo hoàn toàn có khả năng bị loại trừ khỏi hồ thủy sinh bằng cách khống chế cường độ và thời lượng chiếu sáng và áp dụng giờ “nghỉ trưa”. Đây là giai đoạn tắt đèn xen vào giữa chu kỳ thông thường ngày/đêm của hồ thủy sinh. Nếu hồ được chiếu sáng 5-6 giờ, sau đó nghỉ 2-3 giờ và rồi lại chiếu sáng 5-6 giờ nữa thì cây sẽ không bị ảnh hưởng gì và vẫn nhận đầy đủ ánh sáng cho cả một ngày, nhưng mức độ tăng trưởng của tảo sẽ bị suy giảm đáng kể và thậm chí bắt đầu chết dần mòn.Đây là một phương pháp diệt rêu hại hiệu quả cho hồ thủy sinh với ánh sáng.
Áp dụng giờ nghỉ trưa cho hồ thủy sinh
2. Giảm bớt suy hao ánh sáng hồ thủy sinh
Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm chất lượng ánh sáng cho hồ thủy sinh. Tiêu biểu như nước hồ dơ, cặn bả bám lên lá cây, bóng đèn tuýp để sau 6 tháng cũng giảm tuổi thọ, miếng bảo vệ ở các máng đèn cũng góp phần không nhỏ khi bị bám bụi qua thời gian. Vì vậy việc chăm sóc hồ cá và điều chỉnh ánh sáng ở mức ổn định sẽ giúp hồ thủy sinh phát triển tốt nhất.
Ngoài ra bạn có thể dùng miếng phản xạ ánh sáng để tăng cường lượng sáng bị tiêu hao tới 40% khi áp dụng đèn dạng óng tuýp huỳnh quang.
Giảm bớt suy hao ánh sáng trong hồ thủy sinh
Phần IV. Lựa chọn nguồn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh hiện nay
Việc lựa chọn nguồn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh khá quan trọng. Dù biết rằng có những loại đèn giá thành thấp giống như đèn dây tóc nhưng cường độ ánh sáng kém lại nhiều nhiệt chỉ phù hợp cho gia đình. Trong khi đó đèn huỳnh quang ống tuýp chuyên dụng như T5 , T8 hay Jebo 10.000k lại có giá thành cao hơn lại phù hợp cho hồ thủy sinh từ cở nhỏ đến lớn. Ngoài ra hiện nay xuất hiện nhiều đèn LED chuyên dụng cho hồ thủy sinh nhưng giá thành tương đối cao. Vì vậy việc chọn lựa nguồn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh tùy thuộc vào 4 yếu tố cần cân nhắc :
- Mức độ hiệu quả (cường độ chiếu sáng trên công suất điện tiêu thụ)
- Cường độ/công suất chiếu sáng
- Giá cả
- Phổ ánh sáng
1. Những loại đèn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh thông dụng hiện nay:
- Bóng neon: hiện nay thông dụng là bóng T8, một số bạn đang chuyển qua bóng T5 (T5; T8 là đường kính trong của bóng đèn)
- Metal: thường dùng cho những vùng khí hậu lạnh (vì nhiệt tỏa ra cao làm nóng nước hồ), bù lại dùng bóng Metal sẽ có độ xuyến thấu cao, nhìn hồ lung linh và giúp cho những cây thủy sinh trồng trong hồ có chiều sâu nhận được ánh sáng. Thêm một điều hạn chế của bóng Metal là chúng tiêu thụ điện năng nhiều.
- Bóng LED: còn khá mới mẻ trong giới thủy sinh tuy nhiên lại mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với những loại khác
- Ngoài ra còn bóng halogen .... nhưng ít được sử dụng.
đèn Halogen cho hồ thủy sinh
Đèn khí thủy ngân cho hồ thủy sinh
Đèn huỳnh quang cho hồ thủy sinh
2/ Những hiệu đèn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh thông dụng tại Việt Nam:
- Jebo: thường là bóng neon rất quen thuộc với các bạn chơi thủy sinh, giá phải chăng và hiệu quả cao.
- Osram: hiện nay ít người còn sử dụng hiệu này
- Nec: tốt cho cây màu đỏ
- Sobo: hiện nay các tiệm thủy sinh bán khá nhiều nhãn hiệu này.
- Tiết kiệm thì có bóng Việt Nam: Philip
- Bóng T5 , T8
- LED : một loại khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, nhưng lại có nhiều ưu điểm như : tiết kiệm điện, mát nước, màu sắc đẹp.
Đèn LED cho hồ thủy sinh
Cùng nhau xem đèn LED cung cấp ánh sáng đủ màu sắc cho hồ thủy sinh bạn đẹp như thế nào :
Clip đèn LED cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh đủ màu sắc
3/ Dùng ánh sáng mặt trời cung cấp cho hồ thủy sinh
Thoạt nhìn, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên cho hồ thủy sinh có vẻ là một giải pháp lý tưởng, vì tất cả mọi thực vật đều từ tự nhiên và chúng dễ thích nghi hơn. Tuy nhiên, có một số bất lợi và nói chung, bạn nên tránh chiếu sáng trực tiếp trừ phi bạn có rất nhiều kinh nghiệm và muốn thử nghiệm đôi chút. Ánh sáng mặt trời sẽ thay đổi tùy theo thời gian của năm, việc bổ sung ánh sáng mặt trời cho hồ thủy sinh sẽ khó lòng canh mức độ chiếu sáng cho chuẩn. Ánh sáng được cung cấp sẽ quá nhiều hoặc quá thấp, và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm rêu hại phát triển mạnh. Vì thế nếu phải không phải là trại nhân giống cây thủy sinh hoặc người có tay nghề cao thì nên tránh dùng ánh sáng mặt trời cung cấp cho hồ thủy sinh.
Hình ảnh trại cây thủy sinh dùng ánh sáng mặt trời
Các lưu ý chính về ánh sáng cho cây thủy sinh
- Tùy loài cây thủy sinh có nhu cầu ánh sáng khác nhau mà chọn việc cung cấp khác nhau. Việc không nắm rõ nhu cầu ánh sáng của cây thủy sinh dễ làm cho hồ của bạn gặp rắc rối về dư hoặc thiếu ánh sáng. Và hồ thủy sinh sẽ không phát triển tốt như mong muốn. Vì thế hãy chọn lựa cây phù hợp có mực độ ánh sáng gần tương đồng để dễ trồng.
- Cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh phải ổn định giờ giấc và đừng quá 12 tiếng.
- Áp dụng thời gian nghĩ trưa để ngăn chặn rêu hại trong hồ thủy sinh
- Nếu cung cấp ánh sáng thiếu thì cũng đừng kéo dài thời gian chiếu sáng trong hồ, nó sẽ gây ra rêu hại nhanh chóng.
- Kiểm tra các thiết bị chiếu sáng định kỳ để đảm bảo nguồn cung cấp ánh sáng cho hồ thủy sinh ổn định
- Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, một trong những tác nhân gây rêu hại phát triển nhanh chóng.
Lưu ý kiểm tra thiết bị chiếu sáng định kỳ cho hồ thủy sinh