Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Hồ thủy sinh phong cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (phần 3)

Chúng ta hãy cũng nghiên cứu chuyên đề vệ thuật xếp đá iwagumi trong hồ thủy sinh. Hãy bắt tay làm ngay một hồ thủy sinh Iwagumi tuyệt đẹp .

Nghiên cứu chuyên đề về nghệ thuật xếp đá Iwagumi
Nguồn: Online Aquajournal
Sưu tầm và lược dịch: glosso
Bản quyền thuộc về thuysinh.org
Nếu bạn tìm hiểu về nguồn gốc của trường phái Iwagumi, bạn sẽ phát hiện ra những bố cục được ngài Takashi Amano tạo ra từ khoảng 30 năm trước. Đó là những bố cục đơn giản dựa vào sự sắp xếp đá và một loài cây duy nhất Echinodorus tenellus (Cỏ đỏ). Theo như ngài Amano, nhiều người không lấy làm ngạc nhiên hay thích thú bởi những bố cục khác mà ngài đã tạo nên, tuy nhiên họ đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp lạ thường của trường phái Iwagumi. Trường phái Iwagumi và loài E. tenellus chưa bao giờ được biết đến trước đó và kể cả ngài Mitsuo Yamazaki, người đã đem giống cây này về Nhật Bản. Trường phái Iwagumi hoàn toàn được sáng tạo và phát triển bởi ngài Takashi Amano, vị vua của thế giới thủy sinh.
I. Iwagumi và các kiểu bố cục
Kể từ ngày Iwagumi ra đời, nhiều kiểu bố cục chính đã được giới thiệu bởi ngài Amano đã làm tăng sức quyến rũ và sự lôi cuốn của trường phái này. Iwagumi có thể được chia ra làm 6 bố cục chính:
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 1985
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 1985

Bố cục 1
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 1993
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 1993
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 1991
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 1991

Đây là bố cục được xếp bởi gỗ hóa thạch, vốn không còn được sử dụng nhiều do làm tăng độ cứng nước, để tạo ấn tượng về một cao nguyên hùng vĩ. Trong bố cục này, loài Glossotigma (Trân châu bò) được sử dụng và tạo được tiếng vang lớn khi lần đầu được giới thiệu vào năm 1991.
Bố cục 2
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 2001
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 2001
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2003
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2003
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2001
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2001

Bố cục này được gọi là Sanzon Iwagumi, một trong những bố cục khởi đầu của trường phái Iwagumi. Bố cục này tập trung bào hòn đá chính Oyaishi tạo điểm nhấn cho toàn bộ bố cục. Vai trò của mỗi hòn đá trong bố cục này được xác định khá rõ ràng như Oyaishi, Fukiseki (hòn đá thứ 2), và Soeishi (đá phụ). Những loại đá có kích thước lớn như Hakkaiseki đặc biệt thích hợp với bố cục này.

Bố cục 3
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2001
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2001
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2002
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2002
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2005
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2005

Đây là bố cục với những hòn đá mảnh dẻ được xếp đặt theo trục đối xứng nhau. Vì những hòn đá này được xếp đặt  với phần đỉnh hướng ra ngoài nên đặc biệt quan trọng. Những hòn đá được sắp xếp cẩn thận để tạo những góc cạnh và sự cân bằng với những hòn đá khác xung quanh.

Bố cục 4
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 1997
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 1997
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2003
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2003
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2006
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2006

Khác với những bố cục khác của Iwagumi, những hòn đá được xếp nằm nối nhau tạo thành dãy thay vì dựng đứng. Cảnh quan bao quát cùng với những hòn đá lớn trải rộng khắp chân trời sẽ dễ dàng tạo được chiều sâu cho hồ. Một đàn cá tetra nhỏ sẽ càng tô đậm thêm quang cảnh khoáng đạt, bao la của hồ.

Bố cục 5
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 2002
Hồ thủy sinh iwagumi 120 cm năm 2002

Cách xếp đá của bố cục này dựa theo cách xếp đá của Sanzon Iwagumi (bố cục 2), tuy nhiên khung cảnh có sự khác biệt nhờ vào phần sỏi ở tiền cảnh. Phần sỏi có thể làm tăng độ sáng và chiều sâu của hồ tùy thuộc vào cách xếp đặt. Bố cục này gợi lên hình ảnh của Kare Sansui (vườn cạn Nhật Bản) được tạo nên bởi cát trắng và đá.

Bố cục 6
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2007
Hồ thủy sinh iwagumi 60 cm năm 2007
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2009
Hồ thủy sinh iwagumi 180 cm năm 2009

Đây là một bố cục Iwagumi riêng với khuynh hướng phá cách, mặc dù vẫn tuân theo những quy tắc bố cục căn bản. Đây là bố cục đòi hỏi tay nghề cao trong cách sắp xếp đá, như sự phối hợp giữa một cặp đá chính hoặc cách xếp đá lạ sử dụng Ryuoseki.

II. Các thành phần trong bố cục Iwagumi
A. Tên gọi và chức năng của từng viên đá trong Iwagumi
Tên gọi các viên đá trong bố cục hồ thủy sinh Iwagumi
Tên gọi các viên đá trong bố cục hồ thủy sinh Iwagumi

Mỗi hòn đá sử dụng trong trường phái Iwagumi đều có tên riêng. Có những quy tắc đặc biệt trong Iwagumi như nền và thứ tự của từng viên đá. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những quy tắc cơ bản mà những người mới chơi nên biết.
Oyaishi: Đây là viên đá chính và cũng là viên đá lớn nhất trong Iwagumi. Bạn nên chọn viên đá có hình dáng và kích thước phù hợp nhất với bố cục để làm viên đá chính. Oyaishi nên cao khoảng 2/3 chiều cao của hồ.
Fukuishi: Đây là viên đá lớn thứ hai trong bể và được xếp cạnh (bên trái hoặc phải) viên đá chính Oyaishi. Chọn đá có cùng vân và chất liệu với viên đá chính để có được sự đồng nhất trong bố cục.
Soeishi: Đây là viên đá nhỏ hơn Fukuishi và cũng được đặt cạnh Oyaishi cùng với Fukuishi. Viên đá này đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh, mở rộng và tạo bố cục vững chắc cho hòn Oyaishi.
Suteishi: Đây là một viên đá nhỏ và chiếm vị trí khiêm tốn trong bố cục Iwagumi, nhiều khi bị che khuất bởi cây cối xung quanh. Sự hiện diện của nó như một điểm nhấn duyên dáng vào bố cục Iwagumi.
Bồ cục sanzon iwagumi
Bồ cục sanzon iwagumi

Sanzon Iwagumi là gì? Đây là bố cục cơ bản nhất của Iwagumi trong đó viên đá lớn nhất được đặt ở trung tâm. Những viên đá nhỏ hơn như Fukuishi và Soeishi được đặt bên trái và bên phải của viên đá chính. Bố cục này gọi là Sanzon Iwagumi dựa vào cách xếp đá theo nguyên tắc phật giáo.

số lượng đá lẻ hay chẵn
số lượng đá lẻ hay chẵn

Nên sắp đặt những bộ đá theo số lẻ? Việc sắp xếp đá theo số lẻ được cho là tốt khi đá đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh. Những bộ đá xếp theo số chẵn thường có xu hướng đối xứng nhau và làm cho bố cục “lỏng lẻo”. Iwagumi trông sẽ “chắc chắn” và cuốn hút hơn nếu trọng tâm của bố cục được dồn về một bên của hồ. Bố cục với bộ đá số chẵn nhìn có vẻ đối xứng đều nhau (A). Bố cục với bộ đá số lẻ sẽ khắc phục được tình trạng này (B).
Oyaishi được xếp theo chiều nước chảy
Oyaishi được xếp theo chiều nước chảy

Tại sao hòn đá chính có tên là Oyaishi? Trong khi Oyaishi tại những khu vườn cạn Nhật Bản được xếp theo thế thẳng đứng thì Oyaishi trong thủy sinh thường được đặt ở những góc cạnh để thể hiện dòng chảy và sự bào mòn của nước.
Chọn lựa cây trồng cũng có nguyên tắc
Chọn lựa cây trồng cũng có nguyên tắc

Trồng và chọn cây. Vì cây thủy sinh có thể làm dịu đi độ “cứng” của đá, chúng thường được dùng để tạo sự cân bằng giữa những viên đá. Những loại cây phát triển chậm thường được dùng để làm nổi bật bố cục đá. Trồng cây sát, hoặc chính giữa những hòn đá là yếu tố then chốt để tạo cảm giác “thật” cho bố cục.

B. Cách sắp xếp một bố cục iwagumi
4 bược sắp xếp bố cục Iwagumi cơ bản
4 bược sắp xếp bố cục Iwagumi cơ bản
các bước xếp bố cục iwagumicác bước xếp bố cục iwagumi
4 bước sắp xếp bố cục iwagumi cơ bản
– Trải một lớp nền mỏng, bằng phẳng. Khi độ dày của nền trong các bố cục lũa thường được trải mỏng ở tiền cảnh và cao dần ở hậu cảnh thì nền của bố cục Iwagumi thường được trải mỏng và bằng nhau. Đây cũng là sự khác biệt chính của phần nền Iwagumi so với các bố cục khác.
– Sắp xếp Oyaishi theo tỷ lệ vàng. Đây là quy tắc chính khi sắp đặt bộ đá bằng cách sắp xếp viên Oyaishi đầu tiên. Một bố cục thu hút và hài hòa thường được tạo với viên đá chính xếp theo tỷ lệ vàng 1/1,68 (~2/3)
– Xếp đá theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Sau khi đã chọn được vị trí vừa ý cho viên Oyaishi, tiếp tục xếp những viên còn lại theo thứ tự: Fukuishi, Soeshi và cuối cùng là Suteishi. Vị trí của những viên đá được quyết định bởi sự cân bằng của từng góc cạnh và sự hài hòa của bố cục tổng thể.
– Hoàn tất bằng việc điều chỉnh lại phần nền. Thêm sỏi hoặc phân nền dưới chân mỗi viên đá để tạo sự liền mạch.

Hồ thủy sinh phong cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (phần 2)

Hồ thủy sinh theo phong cách Iwagumi đã trở nên quen thuộc trong giới thủy sinh . Hãy cùng nhau điểm lại bước chuyển mình của thủy sinh Iwagumi

Iwagumi và những bước chuyển mình theo trào lưu mới

Năm 2004

Một bước chuyển mình thật sự của Iwagumi, một vài bể thủy sinh có layout thể hiện những cảnh quan trên cạn rất rõ nét được giới thiệu rộng rãi. Cơn sóng lan truyền nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách Iwagumi cho đến ngày nay.

Hồ thủy sinh iwagumi của Hironori Handa - nhật bản
Hồ thủy sinh iwagumi của Hironori Handa - nhật bản

Song song đó những bể thủy sinh phong cách Iwagumi truyền thống ít xuất hiện dần và chắc chắn cũng ít tạo ấn tượng với số đông người xem hơn. Vẫn không thể phủ nhận cái đẹp ẩn chứa sâu lắng của Iwagumi mà phải nói rằng: đó là những bài học hết sức căn bản để nâng cao khả năng sáng tạo!
Hồ thủy sinh iwagumi của Haruji Takee - nhật bản
Hồ thủy sinh iwagumi của Haruji Takee - nhật bản

Năm 2005

Luồng sinh khí mới bắt nguồn từ những aquascaper người Hồng Kông và Đài loan, họ bắt đầu thử nghiệm ý tưởng các bể thủy sinh theo hình thức của non bộ với phong cách hết sức táo bạo và tạo nên những trào lưu thực sự.

Hồ thủy sinh iwagumi của Chen De Quan - Taiwan
Hồ thủy sinh iwagumi của Chen De Quan - Taiwan

Cây thân đốt lá nhỏ với nhiều màu sắc được mạnh dạn sử dụng cho hậu cảnh, sự đa dạng cây trồng bắt đầu được thử nghiệm để tạo nên những điều mới mẻ.
Hồ thủy sinh iwagumi của SHam Kai Man Wayne - HongKong
Hồ thủy sinh iwagumi của SHam Kai Man Wayne - HongKong

Năm 2006

Cây trồng thực sự đã làm mới phong cách Iwagumi, sự hòa quyện màu sắc của cây và đá tạo nên cảm giác khác hẳn những bức tranh Iwagumi thời kỳ đầu
Hồ thủy sinh iwagumi của Chen Yu Lin - Taiwan
Hồ thủy sinh iwagumi của Chen Yu Lin - Taiwan

Ngay bản thân người Nhật cũng bắt nhịp và thể hiện ý tưởng phong cảnh trên cạn (landscape) cho dù họ hiểu hơn ai hết: thủy cảnh (aquascape) mới là mục đích cuối cùng !
Hồ thủy sinh iwagumi của Minoru Yamagashi - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Minoru Yamagashi - Japan

Những dòng suối uốn lượn, thậm chí những con đường mòn khúc khuỷu được bố trí khéo léo trong rất nhiều layout bất chấp những niêm luật bất thành văn của Sir Amano.
Hồ thủy sinh iwagumi của Akira Yamagishi - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Akira Yamagishi - Japan
Có phải Iwagumi hay không ?
Có phải Iwagumi hay không ?

Năm 2007

Một số layout sử dụng đá rất nhiều cho mục đích mô phỏng cảnh quan đồi núi, giờ đây khó mà nhận ra đó là Iwagumi hay là một phong cách gì khác, trí tưởng tượng và sự đột phá đã không còn bị giới hạn bởi những nguyên tắc truyền thống nữa.
Hồ thủy sinh iwagumi của Cliff Hui - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Cliff Hui - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Cheng Chi Fai - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Cheng Chi Fai - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Hiroyoshi Honda - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Hiroyoshi Honda - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Hidekazu Tsukiji - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Hidekazu Tsukiji - Japan

Năm 2008
Hồ thủy sinh iwagumi của Cheng Siu Wai - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Cheng Siu Wai - Hong Kong
IAPLC 2008 chưa thật sự có chuyển biến hay những đột phá bất ngờ của bố cục sử dụng đá, có lẽ trào lưu những năm trước còn trong giai đoạn khẳng định vị thế của nó với một số lượng đáng kể các layout sử dụng đá làm linh hồn cho bố cục.

Hồ thủy sinh iwagumi của Trang Hoang Long - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Trang Hoang Long - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Lee Do Jae - Korea
Hồ thủy sinh iwagumi của Lee Do Jae - Korea 
Hồ thủy sinh iwagumi của Hiroyuki Yamabe - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Hiroyuki Yamabe - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Fumio Hara - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Fumio Hara - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Toshiharu Ishiwata - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Toshiharu Ishiwata - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Peter Kirwan - Ireland
Hồ thủy sinh iwagumi của Peter Kirwan - Ireland
Hồ thủy sinh iwagumi củaIchiro Hamano - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi củaIchiro Hamano - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Su Kun Cheng - Taiwan
Hồ thủy sinh iwagumi của Su Kun Cheng - Taiwan
Hồ thủy sinh iwagumi của George Lo - USA
Hồ thủy sinh iwagumi của George Lo - USA
Hồ thủy sinh iwagumi của Nguyen Thi Xuan Thuy - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Nguyen Thi Xuan Thuy - Viet Nam

Iwagumi năm 2010 – sự đa dạng của chất liệu và bài trí

Có lẽ IAPLC 2010 là năm mà các tay chơi thủy sinh thế giới phô diễn kỹ thuật sắp xếp dựa trên những chất liệu đa dạng của đá ở mỗi địa phương. Việt nam sau những năm học hỏi và thử nghiệm đã có những thành công lớn cho riêng mình .
Hồ thủy sinh iwagumi của Zhang Jiang Feng - Macau
Hồ thủy sinh iwagumi của Zhang Jiang Feng - Macau
Hồ thủy sinh iwagumi của Nguyen Thi Xuan Thuy - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Nguyen Thi Xuan Thuy - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Zeng Qing Jun - China
Hồ thủy sinh iwagumi của Zeng Qing Jun - China
Hồ thủy sinh iwagumi của Tran Hoang Long - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Tran Hoang Long - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Li Da Wei - China
Hồ thủy sinh iwagumi của Li Da Wei - China
Hồ thủy sinh iwagumi của May Kwan - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của May Kwan - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của Vu Quoc Hung - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Vu Quoc Hung - Viet Nam

Năm 2011, Iwagumi và những ứng dụng mới
Hồ thủy sinh iwagumi của Tran Hoang Long - Viet Nam
Hồ thủy sinh iwagumi của Tran Hoang Long - Viet Nam
Một layout đá của Việt nam đạt được vị trí cao nhất ở IAPLC 2011

Trong bố cục này các cụm đá có trọng tâm ở trên cao tạo nên một vẻ bồng bềnh khác thường. Nhìn bố cục có thể liên tưởng tới những rạn san hô trong đại dương, cũng có thể liên tưởng đến tác động của gió trên những vách đất đá vùng Grand Canyon. Tuy những nét ngang của thớ đá không phải lần đầu xuất hiện ở IAPLC nhưng trong trường hợp này thì đường nét đá đã được nhấn mạnh ở mức tối đa giúp bố cục có ấn tượng hoàn toàn rõ nét.

Để có thể kết luận đây có phải là một trào lưu mới hay không chúng ta cần chờ đợi một thời gian để xem những yếu tố “kỹ thuật hỗ trợ” phía sau bố cục này có được giới thủy sinh dễ dàng chấp nhận hay không và có những bất lợi nào đi kèm yếu tố kỹ thuật đó hay không ?
Hồ thủy sinh iwagumi của Koji Kogure - Japan
Hồ thủy sinh iwagumi của Koji Kogure - Japan
 Một bố cục Iwagumi khác trong năm 2011 cũng có ấn tượng khá tốt

Các khối đá có bề mặt khác nhau, màu sắc khác nhau được kết hợp chung trong một bố cục, thành công ở đây chính là sự kết hợp đa dạng vật liệu đá mà không tạo nên vẻ khó chịu cho người xem. Yếu tố kết hợp nhiều loại đá có thể là một yếu tố đáng khai thác khi chúng ta đang đối phó với hoàn cảnh thiếu thốn chất liệu mới, tuy nhiên kết hợp như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và học hỏi trong tự nhiên của người tạo tác.
Hồ thủy sinh iwagumi của May Kwan - Hong Kong
Hồ thủy sinh iwagumi của May Kwan - Hong Kong

Những khối đá trong bố cục này tạo nên một sự liên hoàn chặc chẽ, dù rằng từng khối đá không thật sự đặc sắc nhưng tác giả đã rất khéo léo kết hợp với mini riccia để che giấu toàn bộ các điểm liên kết chưa đẹp và nhất là các ngọn đá không còn đóng vai trò chính như trong các bố cục Iwagumi cổ điển.
Hồ thủy sinh iwagumi của Pasquale Buonpane - Italy
Hồ thủy sinh iwagumi của Pasquale Buonpane - Italy

Chắc chắn khi lớp rêu bên trên đỉnh đá không tồn tại thì bố cục này sẽ để lộ rất nhiều điểm yếu. Tác giả đã tạo ra một bố cục lạ mắt và có phần hài hước, dù đánh giá thế nào thì vẫn thừa nhận đây là sự kết hợp cây trồng với vật liệu một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.