Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Hồ thủy sinh phong cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (phần 1)

Hồ thủy sinh phong cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (phần 1)

Trang trí hồ thủy sinh theo phong cách Iwagumi của Nhất đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay phong cách hồ thủy sinh iwagumi này cũng rất phổ biến và nhiều người yêu thích.

iwagumi là phong cách thiền của hồ thủy sinh
iwagumi là phong cách thiền của hồ thủy sinh
Bố cục kiểu Iwagumi nằm trong phong cách hồ thủy sinh thiên nhiên (Nature Aquarium), được khởi xướng bởi Takashi Amano. Dựa trên các nguyên tắc thiết kế vườn kiểu Nhật, iwagumi dịch sát nghĩa đen là “kiến tạo với đá”. Đá làm nên cấu trúc vườn kiểu Nhật, và vì vậy, trong bố cục iwagumi, đá luôn đóng vai trò chủ yếu. Các khối đá được sắp đặt ra sao và số lượng như thế nào luôn là điều rất quan trọng. Rất nhiều kiểu iwagumi được áp dụng cho hồ thủy sinh, nhưng chủ đề bao trùm là sự tĩnh lặng và đơn giản.

Chủ đề bao trùm iwagumi là sự tĩnh lặng và đơn giản
Chủ đề bao trùm iwagumi là sự tĩnh lặng và đơn giản

Thể loại Iwagumi thông dụng nhất được gọi là sanzon iwagumi. Sanzon trong tiếng Nhật có nghĩa là “3 trụ cột” và bố cục này sử dụng 3 khối đá, trong đó có 1 khối lớn và 2 khối nhỏ hơn. Thuật ngữ này lần đầu tiên được dùng vào thế kỷ 11 trong lý thuyết vườn Nhật có tên là “Sakuteiki.”. Cách xếp đá này xuất phát từ đạo Phật, khối đá chính gọi là chuusonskei (Phật lớn) và 2 khối nhỏ bên cạnh gọi là kyoujiseki (theo hầu). Các khối kyoujiseki thường nghiêng hoặc hướng về phía khối chuusonskei như là đang khom mình trước khối chính vậy. Khối chuusonskei thì luôn được đặt theo quy tắc điểm vàng – Golden Rule.

Điểm vàng là yếu tố quan trọng trong phong cách thủy sinh iwagumi
Điểm vàng là yếu tố quan trọng trong phong cách thủy sinh iwagumi

Một thể loại khác không thường gặp, thường dùng 1 số lượng đá lẻ với nhiều kích cỡ. Trong lĩnh vực bố cục thủy sinh, iwagumi cũng đã góp thêm vào những nét riêng biệt. Hồ thủy sinh có bố cục Iwagumi thường chỉ dùng 1 loại cây thuần nhất (thường là Trân Châu Nhật, Ngưu Mao Chiên, Trân Châu Cu Ba) và 1 loại cá bơi đàn (phổ biến nhất là mũi đỏ, neon vua hay tam giác) điều này tôn lên cảm giác đơn giản của bố cục.

Iwagumi thường sử dụng một loại cây thuần nhất và cá nhỏ bơi theo đàn
Iwagumi thường sử dụng một loại cây thuần nhất và cá nhỏ bơi theo đàn

Nhiều người cho rằng chăm sóc và bảo dưỡng 1 hồ thủy sinh theo phong cách iwagumi dễ dàng hơn những thể loại khác. Sự thực thì ngược lại, những quy định hạn chế chỉ dùng 1 loại cây dưới ánh sáng mạnh. Các loại cây tiền cảnh thường chậm phát triển và hấp thụ ít dinh dưỡng từ nền. Chính vì vậy, ở bước khởi đầu của 1 hồ với bố cục iwagumi, phải giữ cho hồ cân bằng luôn là trở ngại lớn nhất của thú chơi. Nạn rêu tảo bùng phát là thường gặp mà không có các loài cắt cắm giúp làm cho hồ đạt tới trạng thái cân bằng. Thay vào đó, có nhiều cách nhằm tiêu diệt rêu tảo và làm cân bằng mức độ dinh dưỡng trong hồ. Tép Amano và các loại tép khác thường được dùng để giúp kiểm soát rêu hại. Hồ thủy sinh theo phong cách Iwagumi thực sự không dành cho người mới, nhưng nó lại là một thể loại bố cục cuốn hút và thanh bình nhất mà ta có thể hình dung được.
(Blue_Dolphin biên dịch – Nguồn Aquatic_Eden.com)

Có thể nói Iwagumi – sự kiến tạo với đá là sự mô phỏng phần nổi những cảnh quan tự nhiên ven biển , đó là những hình ảnh gần như rất quen thuộc của đảo quốc Nhật bản:
Iwagumi mô phỏng cảnh quan thiên nhiên
Iwagumi mô phỏng cảnh quan thiên nhiên
Những hình ảnh thường thấy ở đảo Nhật quốc
Những hình ảnh thường thấy ở đảo Nhật quốc

Một số hồ thủy sinh Iwagumi truyền thống trong gallery của ADA:
Một hồ thủy sinh Iwagumi truyền thống trong ADA gallery
Một hồ thủy sinh Iwagumi truyền thống trong ADA gallery
Hồ thủy sinh Iwagumi với cá thần tiên
Hồ thủy sinh Iwagumi với cá thần tiên
Hồ thủy sinh phong cách iwagumi nhưng vững trãi và mạnh mẽ
Hồ thủy sinh phong cách iwagumi nhưng vững trãi và mạnh mẽ


Phân tích 1 hồ Iwagumi truyền thống
Lần này chúng ta thử phân tích bố cục 1 hồ Iwagumi thứ hạng 22 của giải ADA. Đây là 1 điển hình của thể loại sanzon iwagumi thuộc về phong cách thủy sinh thiên nhiên. Chỉ có vài chủng loại cây và 1 loại cá duy nhất. Bố cục đá làm chủ đạo với cách sắp đặt kiểu tam giác không cân. Bạn có thể thấy ngọn khối đá lớn nhất chính là đỉnh của tam giác và 2 khối nhỏ hơn gần như nghiêng hướng về phía khối trung tâm. Đó chính là thuyết căn bản của sanzon iwagumi.
Góc nhìn nghiêng của hồ thủy sinh iwagumi luôn phẳng
Góc nhìn nghiêng của hồ thủy sinh iwagumi luôn phẳng

Góc nhìn nghiêng của 1 hồ Iwagumi luôn phẳng. Đó là bởi vì ta sử dụng các loại cây làm thảm cỏ nơi tiền cảnh. Một cảm giác thư thái, các triền dốc hài hòa như thiên nhiên nhưng lại không có sự bó buộc về đường nét cụ thể. Điều này giúp người ngắm tập trung sự chú ý vào bố cục đá và mang lại cảm nhận rộng mở và thoáng đãng.
Điểm nhấn trong bố cục hồ thủy sinh Iwagumi là khối đá lớn
Điểm nhấn trong bố cục hồ thủy sinh Iwagumi là khối đá lớn

Xét về điểm nhấn, trong 1 hồ Iwagumi, đá luôn là thành phần kiến tạo bố cục. Thường thì điểm nhấn là khối đá lớn nhất, nổi bật nhất. Bố cục của hồ này chính là một ví dụ điển hình. Hai khối đá còn lại đóng vai trò điểm nhấn phụ. Hình trên có đánh dấu để thấy rõ 2 khối phụ (khoanh tròn màu vàng) hướng về phía khối chính (khoanh đỏ) ra sao và điểm nhấn chính nằm ở vị trí theo quy tắc điểm vàng như thế nào.
Các đường dốc xuất phát từ điểm nhấn
Các đường dốc xuất phát từ điểm nhấn

Các đường dốc trong một hồ iwagumi thường chạy theo viền của bố cục, luôn xuất phát từ các điểm nhấn. Chính vì thế các dốc này luôn đơn giản và thoải mái.
iwagumi khó phân biệt tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh
iwagumi khó phân biệt tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh
 
Xét về tiền cảnh (xanh lá), trung cảnh (xanh lam) và hậu cảnh (vàng), thật khó khăn để xác định vì nó không cụ thể trong 1 hồ iwagumi. Có cảm giác hồ iwagumi giống như 1 mảng tiền cảnh rộng lớn không biết đâu là hậu cảnh. Tuy nhiên ở hồ này, 2 khối đá phụ dường như tạo thành trung cảnh. Hậu cảnh bao gồm khối đá chính và hàng cỏ cao phía sau hồ. Thật vậy, phân tầng cho 1 hồ iwagumi không dễ dàng và thường theo ý chủ quan.
Nhìn chung, hồ iwagumi dựa trên sự đơn giản thoải mái và cuốn hút tầm nhìn. Sử dụng 3 khối đá không phải ngẫu nhiên: ý thức con người luôn thiên về số lẻ. Sử dụng ít chủng loại cây và giữ cho chúng luôn gọn gàng, bố cục đá nổi bật nhằm dẫn dắt tầm nhìn người xem tới điểm nhấn rõ ràng.
(Blue_Dolphin biên dịch – Nguồn Aquatic_Eden.com)

Trong một số trường hợp, các khối đá chính dường như không nằm ở điểm vàng, việc bố trí đá không tuân theo tỉ lệ 1 – 1,618 như ví dụ dưới đây:
Khi các khối đá không nằm ở điểm vàng
Khi các khối đá không nằm ở điểm vàng

Xét theo tỉ lệ vàng thì điểm nhấn chính là thung lũng , một khoảng trống được nhấn mạnh để tạo chiều sâu hun hút đến chân trời. Khoảng không gian trống chính là điểm nhấn tuyệt vời của bể , các cụm đá không có một khối đá to nào nổi bật để tranh chấp vai trò điểm nhấn với thung lũng.
Trong ảnh kế tiếp dưới đây , mình đã cắt bể ra hai phần theo tỉ lệ gần đúng 1-1,618 theo vạch đỏ . Hai phần hai bên được chia một lần nữa cũng với tỉ lệ 1-1,618 bằng vạch xanh! (sự phân chia phần nào theo cảm quan chứ không bằng phương pháp đo chính xác).
Chia tỷ lệ vàng hai lần ta có điều này
Chia tỷ lệ vàng hai lần ta có điều này
 
Iwagumi và những thử thách
Cây hậu cảnh được khống chế chiều cao để không che đá chính
Cây hậu cảnh được khống chế chiều cao để không che đá chính
Cây thủy sinh trồng là loại thấp và rất thấp
Cây thủy sinh trồng là loại thấp và rất thấp
 Ảnh chụp hoàn hảo khi đàn cá đi qua điểm nhấn của bố cục
Ảnh chụp hoàn hảo khi đàn cá đi qua điểm nhấn của bố cục

Một số đặc điểm chung của các bể Iwagumi truyền thống là:
– Đá phô bày toàn bộ đường nét và màu màu sắc cơ bản của của nó ở mức tối đa có thể được.
– Cây trồng ở hậu cảnh được khống chế chiều cao không vượt trội đỉnh đá cao nhất.
– Tiền cảnh chỉ sử dụng chủ yếu là các loại cây thấp và rất thấp.
– Cá đồng nhất một loại và một bức ảnh bể Iwagumi thành công phải thể hiện được đàn cá đang đi qua một trong những điểm nhấn chính của bố cục.
Một vài yếu tố đã kể dẫn tới kết quả:
– Rêu hại bùng phát bất kỳ lúc nào nếu không được kiểm soát tốt. Bạn sẽ có cảm giác gì với một bể nước trong vắt nhưng đá bám đầy rêu hại?
– Sự biến đổi hình ảnh của bố cục là rất ít, dễ gây nhàm chán, ở một lứa tuổi đứng hơn, trầm hơn mới phù hợp với thể loại Iwagumi truyền thống.
– Thay đổi bố cục các bể Nature Style nói chung sẽ mất nhiều công sức và đầy những vấn nạn!
Iwagumi hiện đại
Một bể nano xinh xắn , một con đường mòn dốc đứng như dẫn dắt người xem đi vào thế giới thu nhỏ . Vài khối đá có chi tiết rất tự nhiên , vài loại cây được lựa chọn vô cùng hợp lý : sao nhỏ và trân châu Cuba , một ít ngọn cỏ đỏ và thế là quá đủ để một không gian lớn được thu nhỏ lại rất tài tình trong vài mươi centimet vuông!
Một hồ thủy sinh Iwagumi hiện đại
Một hồ thủy sinh Iwagumi hiện đại

Theo thời gian, những quan điểm thẩm mỹ khác nhau đã phần nào tác động đến phong cách Iwagumi truyền thống, nhiều cố gắng bổ sung cây trồng mới để tạo thêm vẻ quyến rũ cho bố cục đá không ngoài mục đích tăng thêm nét tươi mới cho thể loại Iwagumi!
Dưới đây là hai ví dụ rất cụ thể từ những ảnh bể Iwagumi của ADA gallery
Một hồ thủy sinh Iwagumi chuẩn mực
Một hồ thủy sinh Iwagumi chuẩn mực 
Một chút cách tân cho hồ thủy sinh Iwagumi
Một chút cách tân cho hồ thủy sinh Iwagumi
Từ một bố cục trầm và sâu lắng thế này
Từ một bố cục trầm và sâu lắng thế này
hoàn toàn có thể sôi nổi và tươi mới hơn
hoàn toàn có thể sôi nổi và tươi mới hơn
Nguồn : aquabird.com.vn

Mượn tạm clip của Youtube Minimalist Iwagumi. Thủy sinh Asin sẻ sớm làm clip hồ thủy sinh Iwagumi để thay vào. Thank Minimalist Iwagumi

Clip hồ thủy sinh phong cách Iwagumi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét