Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

[Share] Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

[Share] Hiện Tượng Cảm Nhiễm Trong Hồ Thủy Sinh

SỰ CẢM NHIỄM hiện tượng tương tác, phản ứng hóa học của thực vật thủy mộc, vi sinh vật, rêu hại và cá trong 1 môi trường thủy sinh.
– Vì sao bạn mãi không thể trồng thành công 1 vài loại cây trông hồ mình?
– Vì sao hồ nhiều cây thì rất hiếm khi bị bùng phát rêu hại?
– Vì sao rêu hại bùng phát thì cây yếu và chết dần?
– Vì sao ốc nerita, và 1 số loại cá của tôi thỉnh thoảng lại ăn cả lá cây?
– Vì sao những hồ thủy sinh dù không nuôi cá nhưng lại không bao giờ có lăng quăng và muổi, đặc biệt là ở các trại thủy sinh
– Vì sao 1 số cây trồng riêng, hoặc trồng chúng nhiều hơn so với những loại cây khác thì chúng phát triển tốt, còn trồng chung thì lại rất yếu (điển hình rotala pearl)?
Câu trả lời có thể là vì SỰ CẢM NHIỄM hiện tượng tương tác, phản ứng hóa học của thực vật thủy mộc, vi sinh vật, rêu hại và cá trong 1 môi trường thủy sinh.
Hiện tượng cảm nhiễm trong hồ thủy sinh
Hiện tượng cảm nhiễm trong hồ thủy sinh
Sự Cảm Nhiễm là gì?
Theo lý thuyết, những sinh vật trong môi trường thủy sinh (bao gồm thực vật, cá và vi sinh) đều có cơ chế tự sản xuất ra những chất hóa học ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của những cá thể khác. Khác với động vật có thể bảo vệ mình và ảnh hưởng, tấn công những động vật khác dựa vào sức mạnh, tốc độ, cơ bắp, sức khỏe… thực vật thủy sinh bắt buộc phải tạo ra hóa học để tự bảo vệ bản thân từ bệnh dịch, vi khuẩn và từ những động vật. Thực vật thủy sinh có lẻ rất nghiêm túc và coi trọng cơ chế này và chúng dùng 1 lượng năng lượng lớn để tạo ra hóa chất nhằm bảo vệ bản thân và tất nhiên là để ức chế sự phát triển của những thực vật đối thủ khác, đôi lúc là giết chết đối thủ để tồn tại (tương tự như việc những cây thủy sinh phát triển nhanh luôn có xu hướng mọc nhanh và lan rộng chiếm không gian, ánh sáng và giết chết những cây đối thủ mọc chậm phía dưới chúng). Thực vật thủy sinh tạo ra những chất hóa học xung quanh chúng, tan vào trong nước rất nhanh, và trong 1 hệ sinh thái khép kín (nước tù) như hồ thủy sinh thì những chất hóa học này tích tụ và tăng dần, và dĩ nhiên tác dụng ức chế sự phát triển hay ảnh hưởng tiêu cực đến những thực vật quanh chúng  bao gồm cả rêu hại và những cây thủy sinh khác  là rất rõ ràng và mạnh mẽ. Thêm vào đó, hồ càng nhỏ (lượng nước càng ít) thì cảm nhiễm càng rõ ràng, đó là lý do nhiều hồ mini hiếm khi có rêu hại vì chúng bị cây thủy sinh lấn áp qua sự cảm nhiễm này.
1. Sự Cảm Nhiễm của cây thủy sinh tác động lên rêu hại
Đây là điều anh em chơi thủy sinh quan tâm nhất vì nó là chìa khóa để duy trì 1 hồ thủy sinh xanh đẹp, sạch rêu hại. Nhiều nhà thực vật thủy sinh học nhận thấy rằng đa số các sông hồ tự nhiên với nhiều loại cây thủy sinh phát triển mạnh mẽ thì hầu như không có, hoặc rất ít thấy rêu hại tồn tại và phát triển. Đúng là cây thủy sinh có thể lấn áp rêu hại bằng cách hút sạch dinh dưỡng hay che sáng, nhưng lý do chính vẫn là do những hóa chất cảm nhiễm của thực vật thủy sinh tạo ra. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm chiết xuất hóa chất của nhiều cây thủy sinh, điển hình là Typha latifolia (Cỏ Nến), và kết quả mang lại cho thấy rằng những chất hóa học chiết xuất từ cây Cỏ Nến này có tác dụng diệt và ức chế rêu hại tương đương với 1 lượng đồng Sunphat (CuSO4) lớn trong nước (0.5 ppm – 1 nồng độ cực cao có thể giết hầu hết rêu hại), và Myriophyllum brasilense, (họ Xương Cá) thì có tác dụng đặc biệt, chuyên trị tảo nhớt xanh và 1 số loại rêu hại khác. Ngay trong những hồ trồng nhiều Xương Cá của mình thì rêu hại màu xanh như nhớt xanh, đốm xanh và mảng xanh hầu như không thể phát triển, và khi cắt hết lũ Xương Cá để trồng cây khác thì sau vài ngày hồ mình bị đốm xanh và nhớt xanh tấn công ngay (có lẻ ánh sáng quá nhiều + cây bị nhổ gần hết). 1 loại cây khác họ xương cá khác là Myriophyllum Spicatum (Rong đuôi chồn) thì quá nổi tiếng về khả năng chống khuẩn lam, lăng quăng, bèo tấm, và nó thậm chí còn có khả năng diệt cây thủy sinh khác là Najas marina (dương xỉ Trung Quốc)… và còn quá nhiều trường hợp khác đợi các anh em khám phá ra dần.
Myriophyllum brasilense, (họ Xương Cá)
Myriophyllum brasilense, (họ Xương Cá)
Myriophyllum Spicatum (Rong đuôi chồn)
Myriophyllum Spicatum (Rong đuôi chồn)
 Typha latifolia (Cỏ Nến) những loại cây có khả năng cảm nhiễm cực mạnh

Typha latifolia (Cỏ Nến) những loại cây có khả năng cảm nhiễm cực mạnh

Nghe có vẻ thật hấp dẫn, nhưng để tạo ra hóa chất cảm nhiễm này, cây thủy sinh cần môi trường sống phù hợp (Ánh sáng, nhiệt độ, hệ vi sinh ổn định…) và dinh dưỡng tốt (đặc biệt là Co2, đa vi lượng…). Khi điều kiện không đủ đáp ứng, ví dụ như thiếu Co2, cây sẽ ngừng tạo ra hóa chất cảm nhiễm và rất dễ bị 1 số loại ốc, cá tép ăn lá (bình thường lúc cây khỏe mạnh thì không), và cũng rất dễ bị rêu hại tấn công.
lá cây nana bị rêu chùm đen tất công
lá cây nana bị rêu chùm đen tất công

Một điều quan trọng khác anh em cần lưu tâm là hóa chất cảm nhiễm được các loại cây thủy sinh tiết ra thường có tác dụng mạnh mẽ hơn trong việc ức chế rêu hại khi các hóa chất này kết hợp với nhau, và các hóa chất này có tác dụng mạnh mẽ nhất khi gần cây thủy sinh nơi chúng được tiết ra. Vậy kinh nghiệm cho anh em là: nên trồng nhiều loại cây trong hồ và tốt nhất là trồng rải rác khắp hồ để có tác dụng lấn áp rêu hại tốt nhất.
những hồ của ADA thường được trồng rất nhiều cây ngay từ đầu.
những hồ của ADA thường được trồng rất nhiều cây ngay từ đầu.

2. Sự cảm nhiễm của rêu hại tác động lên cây thủy sinh
Liệu rêu hại có khả năng tạo ra cảm nhiểm để ức chế hay tiêu diệt cây thủy sinh? Câu trả lời là CÓ. Tất cả các loại rêu hại đều có thể tiết ra hóa chất tự bảo vệ bản thân từ động vật ăn tạp (có lẻ vì vậy mà rêu chùm đen sau khi bị xịt Excel thì rất hay bị cá, tép ăn) hay triệt tiêu những loại rêu hại khác và cả cây thủy sinh, có điều sự cảm nhiễm này yếu hơn nhiều so với hóa chất của thực vật thủy sinh. Điều khác biệt thứ 2 là rêu hại ngoài khả năng tiết ra hóa chất cảm nhiễm trong nước, chúng còn có thể truyền trực tiếp vào lá cây thủy sinh. Một số ví dụ về trường hợp rêu hại có khả năng triệt tiêu thực vật thủy sinh như: Rêu nhớt xanh có khả năng ức chế bèo tấm (duckweed), và 1 số loại Ấu Thái (Trapa japonica) . Hồ bán cạn của mình từ khi rêu nhớt nhanh xuất hiện thì lũ Ấu Thái rữa lá và biến mất dần.
ấu thái
ấu thái
duckweed – bèo tấm
duckweed – bèo tấm
blue-green algea, loại rêu có khả năng ức chế nhiều loại cây thủy sinh, đặc biệt là họ bèo tấm, ấu thái…
blue-green algea, loại rêu có khả năng ức chế nhiều loại cây thủy sinh,
đặc biệt là họ bèo tấm, ấu thái…

Tuy nhiên, chỉ khi nào rêu hại bùng phát toàn hồ thì khả năng ức chế cây thủy sinh của chúng mới thật sự mạnh mẽ. Nhiều bạn chơi thủy sinh chắc chắn từng trải nghiệm rằng khi hồ bùng phát rêu hại thì cây cối của mình hầu như đều rất yếu và chết dần. Trong trường hợp này, người chơi thủy sinh có thể dễ dàng loại bỏ hết cảm nhiễm của rêu hại bằng cách:
– Thay nước thường xuyên, hóa chất cảm nhiểm của rêu hại tiết ra cần 1 thời gian dài mới đủ nồng độ ức chế cây, và thay nước sẽ làm nồng độ đó giảm xuống nhanh chóng
– Cho than hoạt tính hay Seachem Purigen vào lọc, hóa chất cảm nhiễm sẽ bị loại bỏ nhanh
– Dùng 1 số loại hóa chất như Seachem Excel, Cidex, Oxi già, thuôc kháng sinh Erythromycin…
3. Sự cảm nhiễm của cây thủy sinh tác động lên những loại cây thủy sinh khác
Mình đam mê thể loại hồ phong cách Hà Lan nên có thói quen trồng rất nhiều loại trong 1 hồ (1 mục đích khác là nghiên cứu, quan sát phản ứng và tốc độ sinh trưởng của nhiều loại cây với những nồng độ dinh dưỡng mình cung cấp qua phân nước), và mình không còn lạ gì việc thỉnh thoảng 1 số cây chết và biến mất không lý do dù hồ mình cực ổn định và đa số các loại cây đều phát triển rất xung. Mình cũng không ngạc nhiên gì khi 1 loại cây nào rất dễ trồng, lại chết yểu khi cho vào 1 hồ đang rất ổn định. Mình nhận thấy sự cảm nhiểm này là 1 phần của tự nhiên mà tất cả người chơi đều phải chấp nhận. 1 số trường hợp mình đã trải nghiệm như sau:
– 1 số loại họ tiêu thảo như tiêu thảo flamingo, tiêu thảo parva không nên trồng chung với họ Vallisneria (Hẹ Nước) và Swordplants (Lưỡi Hổ)
– Bèo Nhật, bèo tấm, Ấu Thái… không phát triển hoặc chết dần nếu trồng chung vơí họ súng Nuphar lutea (súng hoa vàng), hoặc với họ Eleocharis (Ngưu Mao Chiên, Cói)
– Họ Ngưu Mao Chiên thường nhả hóa chất độc vào nền qua bộ rễ và có tác dụng giết 1 số loại root feeder khác như Rong Gai, Rong Đuôi Chồn…
Còn rất nhiều trường hợp khác mình sẽ liệt kê và cập nhật dần.
4. Kinh nghiệm rút ra cho các bạn mới chơi:
– Nên trồng nhiều cây đến mức có thể trong hồ mới set-up để trị rêu hại (giống các hồ của ADA)
– Hồ nhỏ dễ ức chế rêu hại bằng cách trồng cây hơn vì số lượng nước ít và hóa chất cảm nhiễm càng mạnh
– Hồ nhỏ có thể khó trồng 1 số loại cây vì chúng tự cảm nhiểm, cạnh tranh lẫn nhau (điển hình là Trân Châu Nhật, rất khó trồng trong những hồ mini)
– 1 số cây khó trồng chung với nhiều loại cây khác (như rotala pearl chẳng hạn), nếu trồng riêng nó phát triển rất tốt, có lẻ vì đặc tính “yếm thế”, kèo dưới vì không có khả năng chống chịu cảm nhiễm của những cây khác.
– Nên tận dụng cảm nhiễm bằng cách trồng nhiều loại cây và trồng rải rác khắp hồ
– Càng thay nhiều nước, cảm nhiễm càng ít. Việc thay nước thường xuyên có tác dụng giảm cảm nhiễm có hại tiết ra từ rêu hại khi hồ đang bị bùng phát, nhưng thay nước nhiều cũng làm giảm nồng độ hóa chất cảm nhiểm tốt của cây
– Cây khi thiếu hụt dinh dưỡng hay môi trường không phù hợp sẽ rất dễ bị rêu hại tấn công và dễ bị ốc, cá, tép ăn lá vì chúng không còn đủ sức tạo ra hóa chất cảm nhiễm để tự bảo vệ bản thân. Rêu hại cũng vậy, khi chúng yếu (bị xịt hóa chất, hay bị hết thức ăn vì thay nước) sẽ dễ bị cá ốc ăn ngay, điển hình là rêu tóc và rêu chùm đen sau khi bị xịt Excel, Cidex…
– Và cuối cùng, nên chấp nhận hiện tượng cảm nhiễm này như 1 phần của tự nhiên. Nên trồng riêng những cây quý và dần tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nguồn : Phạm Thành Văn
Chân thành cảm ơn anh Phạm Thành Văn đã chia sẻ bài viết này

Đồng Hồ Hẹn Giờ Điện Tử Kerde TC-932

Đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932 – gọi tắt là Timer điện tử : là thiết bị set up giờ tắt mở điện thông minh , giúp cho việc chăm sóc hồ cá được dễ dàng hơn. Đặc biệt là với hồ thủy sinh thì cần tắt mở đèn đúng chuẩn là điều cần thiết nhất .
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932

Ưu điểm vượt trội là thiết bị đồng hồ hẹn giờ Kerde TC-932 này rất nhỏ gọn , không bị sai lệch giờ như các thiết bị chạy bằng cơ . Sử dụng mạch điện tử và có pin dự phòng bên trong nên dù có bị cúp điện hay ngắt điện tạm thời thì nó vẫn giữ đúng giờ set up cho mình chính xác nhất

Các ứng dụng phổ biến của thiết bị đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932 :
- Sử dụng để hẹn giờ tắt mở đèn , quạt , lọc cho hồ thủy sinh , hồ cá
- Sử dụng tắt mở co2 điện tử , giúp cho việc cung cấp co2 không quá dư cũng không thiếu
- Sử dụng tắt mở tưới cây tự động , chăm sóc sân vườn dễ dàng
- Sử dụng tắt mở điện đèn cho trái cây trái mùa (như thanh long…) , hoặc sửi ấm cho gà , hay chăm nông sản
- Hẹn giờ tắt tự động cho sạc pin điện thoại , giúp điện thoại không chai pin
- Hẹn giờ bật tắt tự động cho đèn tủ trưng bày, đèn đường vào buổi tối
- Hẹn giờ chuông báo cho học sinh, sinh viên, công nhân
Và còn rất rất nhiều công dụng khác phục vụ đời sống được dễ dàng hơn .
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932

Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932 :
1) Thiết lập ngày giờ
- Bước 1: Ấn giữ nút CLOCK (giữ suốt quá trình cài đặt)
- Bước 2: Ấn HOUR để chỉnh giờ (Lưu ý: AM - Sáng, PM - Chiều)
- Bước 3: Ấn MIN để chỉnh phút
- Bước 4: Ấn DAY để chỉnh ngày
Chỉnh cho khớp với ngày giờ hiện tại

2) Thiết lập ngày giờ tắt mở
- Bước 1: Ấn nút SET “lần 1” màn hình sẽ hiển thị “1-ON” tức lần MỞ thứ nhất
- Bước 2: Ấn HOUR và MIN để chỉnh giờ, phút cho lần MỞ thứ nhất
- Bước 3: Ấn nút SET “lần 2” màn hình sẽ hiển thị “1-OFF” tức lần TẮT thứ nhất
- Bước 4: Ấn HOUR và MIN để chỉnh giờ, phút cho lần TẮT thứ nhất
- Nếu muốn xóa hết chỉnh lại giờ, phút ấn “mũi tên khép kín” bên dưới nút SET
- Tương tự đối với lần TẮT, MỞ thứ 2,3,4,5,6….,19,20
- Bước 5: Ấn DAY để chỉnh những ngày cần TẮT MỞ, VD: MON (thứ 2 hàng tuần) hoặc MON-WE-FR (thứ 2-4-6) hoặc TU-TH-SA (thứ 3-5-7) hoặc SA-SU (Thứ 7-CN)…có rất nhiều cụm ngày để lựa chọn ở trên hình mình chọn tất cả các ngày trong tuần
Sau khi chỉnh xong chương trình ta ấn CLOCK để trở về trạng thái hoạt động bình thường
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932

3) Thiết lập chế độ
Để thiết lập chế độ ta ấn MANUAL
Có 4 chế độ TẮT MỞ:
- ON : luôn MỞ
- AUTO ON: tự động MỞ
- OFF: luôn TẮT
- AUTO OFF: tự động TẮT

4) Một số điều lưu ý khi thiết lập chế độ
VD: Ta thiết lập 2 lần tắt mở đèn tự động như sau:
7h mở - 11h tắt (tức mở đèn từ 7h-11h)
13h mở - 17h tắt (tức mở đèn từ 13h-17h)
- Bất chợt muốn mở đèn vào 1 thời điểm bất kỳ: ấn MANUAL – ON
- Bất chợt muốn tắt đèn vào 1 thời điểm bất kỳ: ấn MANUAL – OFF
- Trở lại chế độ tự động tắt mở theo giờ cài đặt ta ấn: MANUAL – ON (nếu trong múi giờ đèn đang mở tức 7h-11h và 13h-17h) và MANUAL – AUTO OFF (nếu trong múi giờ đèn đang tắt tức 11h-13h và 17h-7h hôm sau)
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932
Timer đồng hồ hẹn giờ điện tử Kerde TC-932


Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Các Sinh Vật Thủy SInh Nuôi Chung Với Tép Kiểng

Chào các bạn !

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi là con cá này , con ốc kia hay con gì đó đó có thể nuôi chung được với tép kiểng hay không ? Nay mình sẻ chia sẻ cho bạn danh sách các loài sinh vật thủy sinh có thể nuôi chung với tép kiểng , và một vài loài sát thủ giết tép nhằm giúp các bạn có thể chọn lựa phù hợp cho hồ thủy sinh của mình .
Các sinh vật thủy sinh nuôi chung với tép kiểng
Các sinh vật thủy sinh nuôi chung với tép kiểng

I. Đặc tính của tép kiểng
Đầu tiên chúng ta điểm sơ qua các đặc tính của dòng tép kiểng nói chung bao gồm : tép màu (đỏ, vàng , xanh …) , tép ong . Để từ đó dễ hiểu tại sao những sinh vật bên dưới có thể sống chung được hay không với tép .
1. Kích thước nhỏ
Kích thước của tép kiểng khá nhỏ , giao động từ 1,5 – 2cm , chính vì vậy những loài cá có miệng lớn hơn kích thước của tép kiểng đều có thể ăn chúng .
2. Hiền lành
Tép là loài sống hiền lành , không có ăn hiếp bất kỳ loài vật nào , nên chúng cũng là đối tượng dễ bị ăn hiếp nhất . Thậm chí có vài loài tép khác cũng ăn hiếp được tép kiểng như : tép yamato , tép rong – tép ruộng , tép mũi đỏ .
3. Sống bày đàn
Tép kiểng có tập tính sống bày đàn , nên nếu nuôi số lượng đông thì khả năng sống của chúng tốt hơn. Đơn giản là ít sợ hơn và đỡ bị stress hơn .
4. Là loài giáp xác
Cứ theo chu kỳ sinh trưởng thì tép kiểng sẻ lột xác để lớn hơn hoặc giúp chúng khỏe mạnh hơn . Vì vậy những lúc chúng mới lột xác xong thì cơ thể rất yếu , những sinh vật bé nhỏ cũng có thể giết chúng đơn giản như : sán , cá con v.v…
5. Sinh sản ôm trứng
Khi tới giai đoạn giao phối sinh sản thì tép mái sẻ ôm trứng dưới bụng cho tới khi tép con nở bơi ra ngoài . Vì vậy trứng của tép luôn được giữ an toàn , nên những loài ốc nhỏ không thể nào làm hại chúng được .
6. Điều kiện sinh trưởng
Tép kiểng là loài sinh vật có điều kiện sống và phát triển khá đặc biệt , thậm chí tép ong và tép màu cơ bản đã khác nhau. Nên chú ý kỹ về điều kiện sống của mỗi loại tép sẻ giúp cho việc nuôi tép được tốt hơn , khả năng sống cao hơn và sinh sản được nhiều hơn .
Đặc tính tép kiểng
Đặc tính tép kiểng

II. Các loài sinh vật thủy sinh có thể sống chung với tép kiểng :
1. Cá neon
Đây là loài cá khá phổ biến hiện nay , màu sắc của cá neon rất đẹp nên rất nhiều người thích . Miệng cá neon cũng khá nhỏ nên không thể ăn được tép kiểng . Tuy nhiên những con tép nhỏ mới đẻ thì chắc chắn cá neon sẻ không tha . Vì vậy muốn nuôi cá neon chung với tép kiểng thì bạn nên trồng nhiều cụm rêu thủy sinh , hoặc làm những hang hóc hoặc cây rậm tí cho tép trú ẩn thì khả năng sống chung tốt hơn .
Ngoài ra cá neon thường sống ở tầng giữa của nước , còn tép thì sống ở tầng đáy . Nên nếu trong hồ có cả tép và cá thì nên chia 2 loại thức ăn khác nhau , 1 loại thức ăn cho tép chìm xuống đáy và 1 loại thức ăn cho cá neon nổi trên mặt nước .
Cá Neon thích hợp nuôi chung tép kiểng
Cá Neon thích hợp nuôi chung tép kiểng

2. Cá 7 màu – cá Guppy
Cũng giống như cá neon , cá guppy vẫn có thể sống chung tốt với tép . Chỉ cần để ý vụ cho ăn và có chỗ trú cho tép thì cả 2 loài này vẫn phát triển con đàn cháu đóng không đếm xuể
Cá 7 màu có thể nuôi chung với tép kiểng với điều kiện hồ rộng và nhiều chỗ núp
Cá 7 màu có thể nuôi chung với tép kiểng với điều kiện hồ rộng và nhiều chỗ núp

3. Cá otto
Cá otto khá hiển lành , là loài ăn rêu hại , rêu nhớt khá tốt giúp cho hồ thủy sinh luôn trong trạng thái sạch sẽ . Ngoài ra kích thước body và kích thước miệng của cá otto cũng rất nhỏ nên nuôi chung với tép kiểng rất ổn .
Cá otto - ứng viên sáng giá nuôi chung với tép kiểng
Cá otto - ứng viên sáng giá nuôi chung với tép kiểng

4. Cá tỳ bà bướm
Khá giống với cá otto , tuy nhiên cá tỳ bà bướm rất háo ăn , vì vậy chúng có xu hướng dành ăn với tép kiểng. Nên nếu bạn nuôi chung cá tỳ bà bướm và tép kiểng thì bạn nên cho thức ăn rãi rác khắp hồ thủy sinh là được . Đặc biệt nuôi cá tỳ bà bướm cũng sẻ giúp dọn dẹp thức ăn thừa khá tốt , giúp hồ đỡ bị ô nhiễm do nguồn thức ăn dư bỏ lại
Tép kiểng nuôi chung với cá tỳ bà bướm được
Tép kiểng nuôi chung với cá tỳ bà bướm được

5. Cá trực thăng
Giống như cá otto
Cá trực thăng
Cá trực thăng

6. Cá chuột sao
Loài cá chuột sao này khá đẹp và cũng giúp dọn dẹp thức ăn thừa trong hồ thủy sinh . Đặc biệt kích thước chúng cũng khá nhỏ phù hợp nuôi chung tép kiểng . Nhưng nhớ lưu ý là chỉ cá chuột sao nhỏ như trong hình , vì ngoài thị trường cũng bán nhiều loại cá chuột kích thước khá to , sẻ không tốt cho tép
Cá chuột sao có thể nuôi chung với tép kiểng
Cá chuột sao có thể nuôi chung với tép kiểng

7. Tép yamato
Tép yamato có thân hình khá lớn , có thể gấp 2-3 lần tép kiểng thông thường . Tuy nhiên tép yamato lại là loài tép hiền lành , nên vẫn có thể nuôi chung với tép kiểng được . Lợi ích của tép yamato là ăn gần như tất loại rêu hại trong hồ, đặc biệt là rêu tóc xanh , một loại rêu khó trị .
Chỉ có một điểm lưu ý khi nuôi tép yamato chung với tép kiểng là những con tép yamato rất háu ăn, chúng hay giành ăn với tép kiểng . Nếu quan sát kỹ , bạn sẻ thấy mỗi lần bỏ thức ăn vào hồ thì tép yamato sẻ bay lại , gấp gọn cục mồi và bơi đi chỗ khác ăn một mình . Vì thế chỉ cần lựa chọn thức ăn nhuyễn nhỏ và rãi đều hồ thủy sinh là được .
Tép yamato ăn rêu hại rất có ích
Tép yamato ăn rêu hại rất có ích

8. Ốc nerita
Một loài ốc ăn rêu bám kính , bám giá thể giúp hồ sạch hơn rất nhiều . Ốc nerita nuôi chung với hồ tép khá tốt . Nhưng có vài người không thích nuôi nerita vì chúng làm việc quá sạch sẻ , không còn rêu bám kính cho tép ăn dậm . Nhưng với mình thì một hồ tép lúc nào cũng xanh sạch và không có rêu hại bám thì đẹp hơn hẳn. Bổ sung thức ăn tảo cho tép là giải quyết được vấn đề này .
Ốc nerita nuôi chung với tép khá tốt
Ốc nerita nuôi chung với tép khá tốt

III. Một vài loài sinh vật thủy sinh miễn cưỡng nuôi chung được với tép kiểng
Tại sao lại gọi là miễn cưỡng . Vì những sinh vật này có mang lợi cho hồ thủy sinh nhưng không khéo cũng góp phần sát hại tép của bạn . Hãy cùng điểm danh qua chúng
1. Ốc ăn ốc - ốc helena
Ốc ăn ốc giúp tiêu diệt những con ốc sên ăn lá cây thủy sinh , rêu thủy sinh (hay còn gọi là ốc hại) . Giúp cho cây và rêu phát triển tốt trong hồ . Tuy nhiên có nhiều người nói ốc ăn ốc bắt tép kiểng thịt khi những con tép này trong quá trình lột xác . Tức là khi tép kiểng yếu và nằm yên một chỗ nghỉ ngơi thì ốc ăn ốc sẻ chích nộc độc vào làm tép chết và ăn xác chúng .
Thật sự thì mình chưa thấy vấn đề trên , nhưng hồ tép kiểng nhà mình vẫn sinh sôi nhiều, kèm theo ốc ăn ốc cũng đẻ nhiều . Có khi mình cho chúng ăn nhiều , không dẫn đến vấn đề đói . Và có nhiều bụi rêu, chỗ trú cho tép nên tép được an toàn hơn .
Hãy tự mình kiểm chứng nhé , thủy sinh là một thú chơi , và tìm hiểu là thú vui độc đáo
Nghe nói ốc ăn ốc hay bắt tép kiểng ăn lúc tép mới lột xác
Nghe nói ốc ăn ốc hay bắt tép kiểng ăn lúc tép mới lột xác

2. Ốc táo
Ốc táo cơ bản không giết tép , ngoài ra ốc táo còn giúp ăn rêu hại và thức ăn thừa trong hồ . Tuy nhiên nếu chúng lại là loài háu ăn , gần như chúng ăn 24/24 , bò khắp hồ , ăn rồi đẻ , đẻ rồi ăn . Vô tình ốc táo ăn luôn những loài rêu và cây thủy sinh mình đang trồng, làm cho tép kiểng mất chỗ trú hoặc nguồn thức ăn rêu tự nhiên . Vì vậy nếu có nuôi ốc táo thì nuôi ít thôi , hồ 60 cm thì tầm 1-2 con là vừa .
ốc táo có thể nuôi chung với tép kiểng được
ốc táo có thể nuôi chung với tép kiểng được

3. Những loài cá miệng nhỏ khác
Ví dụ như : cá sọc ngựa , cá cánh bườm , cá bình tích , cá mún ... Những loài cá này không ăn tép trưởng thành vì miệng chúng đóp không vừa . Nhưng chắc chắn trong hồ bạn không bao giờ xuất hiện tép con , Chỉ cần vừa miệng là thành hải sản tươi sống .


IV. Các loài sinh vật sát thủ giết tép kiểng
Đây là những loài sinh vật mà chắc chăn nuôi chung thì tép kiểng mẹ lẫn tép con đều bị làm thịt hết .

1. Các loài cá miệng lớn hơn tép
Trong môi trường thủy sinh thường cá lớn sẻ ăn hiếp cá bé . Thậm chí những loài cá ăn chay cũng lâu lâu ăn mặn bất ngờ . Vì vậy cứ mặc định là cá nào có miệng to hơn tép kiểng thì loại ra danh sách nuôi chung , như vậy là an toàn nhất .
Vì trước đây mình từng thấy một trường hợp cá ping pong (một dòng cá 3 đuôi) , cứ bơi quanh hồ và miệng lúc nào cũng hốp ra hốp vào . Thông thường dòng cá 3 đuôi rất hiền và ăn tạp , nhưng không hiểu sao bữa cá ping pong nó hốp hốp làm sao mà nuốt luôn con tép của mình . Từ đó về sau cứ con nào miệng to hơn kích thước tép là loại ra trước .
Cá lớn luôn coi tép kiểng là hải sản tươi sống
Cá lớn luôn coi tép kiểng là hải sản tươi sống

2. Các loài tôm kiểng
Tôm và tép có họ hàng chung với nhau , tuy nhiên kích thước khác nhau thì chúng vẫn thịt nhau như bình thường . Vì vậy tép kiểng không thể nuôi chung với tôm kiểng được.
Chắc chắn tôm kiểng không nuôi chung với tép kiểng được
Chắc chắn tôm kiểng không nuôi chung với tép kiểng được

3. Sán
Khoang hãy bất ngờ , vì mình biết bạn sẻ nói là “chẳng ai nuôi sán bao giờ” . Mình biết điều đó , nhưng nếu hồ bạn có xuất hiện sán thì đó là dấu hiệu cho thấy dư thức ăn thừa , cơ bản là dư đạm từ cám . Vì vậy hãy ngừng cho ăn cám và thay thế bằng thức ăn thực vật như : lá dâu tằm , tảo xoắn . Vì càng cho thức ăn cám vào thì sán càng sinh sôi , vô tình bạn nuôi sán trong hồ tép .
Sán giết tép kiểng bằng cách bám vào tép kiểng và chuôi vô khoang cổ . Sau khi tép chết , chúng sẻ ăn xác và tiếp tục sinh sôi , nên tốt nhất là vớt xác tép ra khỏi hồ khi phát hiện
Hồ tép bạn xuất hiện sán thì báo hiệu dư thức ăn thừa
Hồ tép bạn xuất hiện sán thì báo hiệu dư thức ăn thừa

4. Ấu trùng chuồn chuồn
Nếu bạn nuôi tép trong nhà thì ít gặp những con này , nhưng vô tình bạn mua tép ở một trại nào đó hoặc để hồ thủy sinh gần cửa xổ thì lâu lâu sẻ có chúng . Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép , chúng cắn tép chết và ăn chúng từ từ . Đặc biệt hình dáng và kích thước cũng khá nhỏ, nên ít khi phát hiện ra chúng , vì vậy nếu thấy thì hãy vớt ngay ra ngoài
Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép kiểng
Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép kiểng

Đó là tất cả danh sách các sinh vật có thể nuôi chung với tép , hoặc là sát thủ với loài tép kiểng của mình . Thế giới thủy sinh còn rất nhiều sinh vật, vì vậy mình sẻ cập nhật thêm khi biết . Hoặc bạn có thể pm trực tiếp hỏi thủy sinh Asin , mình sẻ giải đáp thắc mắc mọi câu hỏi cho bạn.
Ngoài ra bạn nào có kinh nghiệm vui lòng chia sẻ thêm cho mình , để mình up lên cho mọi người cùng theo dõi . Thank các bạn .

Người viết : Asin Nguyễn
Nguồn : Thủy sinh Asin